Danh mục tài liệu

Viện Chăn nuôi - Quá trình xây dựng và phát triển khoa học công nghệ chăn nuôi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viện Chăn Nuôi được thành lập vào tháng 2 năm 1952, theo Nghị định số 01-CNQT-NĐ ngày 9/2/1952 của Bộ Canh Nông. Trong quá trình phát triển Viện Chăn Nuôi đã nhiều lần thay đổi tổ chức và đổi tên như sau: Viện Chăn Nuôi (1952); Phòng Chăn Nuôi – Thú y thuộc Viện Khảo cứu Nông lâm (1955); Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957); Khoa Chăn nuôi Thú y thuộc Học Viện khảo cứu Nông lâm (1959); Ban Chăn nuôi – Thú y (1963); Ban Chăn nuôi thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp (1965) và Viện Chăn Nuôi từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viện Chăn nuôi - Quá trình xây dựng và phát triển khoa học công nghệ chăn nuôi BÁO CÁO KHOA HỌCViện Chăn nuôi - Quá trình xâydựng và phát triển khoa học công nghệ chăn nuôi Hoàng Văn TiệuViện Chăn Nuôi được thành lập vào tháng 2 năm 1952, theo Nghị định số 01-CN-QT-NĐ ngày 9/2/1952 của Bộ Canh Nông. Trong quá trình phát triển Viện ChănNuôi đã nhiều lần thay đổi tổ chức và đổi tên như sau: Viện Chăn Nuôi (1952);Phòng Chăn Nuôi – Thú y thuộc Viện Khảo cứu Nông lâm (1955); Viện Khảo cứuChăn nuôi (1957); Khoa Chăn nuôi Thú y thuộc Học Viện khảo cứu Nông lâm(1959); Ban Chăn nuôi – Thú y (1963); Ban Chăn nuôi thuộc Viện Khoa họcNông nghiệp (1965) và Viện Chăn Nuôi từ 1969 cho đến nay.Qua hơn nửa thế kỷ nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, Viện chăn nuôiđã tích cực góp phần phát triển ngành chăn nuôi, xoá đói giảm nghèo, nâng caođời sống và tạo công ăn việc làm cho người chăn nuôi.I. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNGNGHỆ CHĂN NUÔI1. Giống lợn:Kết quả nổi bật nhất trong giai đoạn 1958-1981 là hai công trình “Nghiên cứu laitạo hai giống lợn BSI và ĐBI phát triển rộng ở nhiều nơi thuộc đồng bằng SôngHồng, nuôi thâm canh mỗi năm một nái sản xuất được 1 tấn thịt lợn hơi, hai giốnglợn này được công nhận giống năm 1981. Viện đã nghiên cứu lai 2, 3 máu giữalợn Móng cái với Landrace, Yorshire tạo con lai có năng suất sinh sản cao, lợn lainuôi nuôi 5 tháng đạt 75-80kg; tỷ lệ nạc đạt 42-46%, các công thức lai 3 máungoại nuôi thịt 5,5 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc đạt 58-62%, chi phí thức ăngiảm xuống từ 3,5kg còn 2,67kg. Từ giống lợn Móng Cái, Viện đã chọn lọc thànhdòng có năng suất sinh sản cao số con đẻ ra sống trung bình đạt 12,7 con và dòngcó khối lượng và tỷ lê nạc cao, tỷ lệ nạc đạt 40%; tăng trọng 570 g/con/ngay lớnnhanh so với trước đây. Với thành tích đóng góp cho khoa học và sản xuất côngtrình “Nghiên cứu lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam” đã đượcphong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 cho các nhà khoa học chuyênngành chăn nuôi lợn ở nước ta.2. Giống bò:Bên cạnh việc điều tra cơ bản về giống bò lai Sind, Viện đã nghiên cứu, nhânthuần giống bò này, tiến hành chọn tạo được một số bò đực giống cung cấp chocác Nông trường và các địa phương để cải tạo đàn bò vàng, nâng cao tầm vóc,tăng khả năng cho thịt và sức kéo. Từ chỗ nước ta chưa có bò sữa Viện đã kết hợpvới các nhà khoa học trong ngành nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa F1 1/2; 3/4và 7/8 máu bò Holstein Friesian (HF) công trì nh nghiên cứu bò lai hướng sữa đãđược tặng giải thưởng Nhà nước năm 2000 cho các nhà khoa học chuyên ngànhgiống bò sữa. Viện cũng đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu lai kinh tế và vỗbéo bò thịt tại nhiều tỉnh trong cả nước góp phần nâng cao năng suất, chất lượngthịt của bò Việt nam.3. Giống dê:Đã chọn lọc, nhân thuần và phát triển giống dê Bách thảo lấy thịt và sữa trong sảnxuất. Đã dùng con đực lai cải tạo gióng dê cỏ địa phương, đưa khối lượng của dêlai F1 lúc 12 tháng tuổi đạt 24-25kg/con, trong khi dê Cỏ chỉ đạt 12-14kg. Côngtrình “Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của dê BáchThảo” đã được nhận giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam năm 1997.4. Giống gà:Đã có nhiều công trình nghiên cứu nuôi thích nghi nhân thuần các giống gà nhậpnội cho năng suất chất lượng cao như: gà Goldline, Hiline, Ros-208; 308; Conishplymouth, đã nhân thuần, chọn lọc và phát triển các giống gà lông màu thả vườnnhư LV, Tam Hoàng 882; Giangcun có năng suất trứng đạt 160-170 quả/mái/năm,gà nuôi thịt đến 11 tuần tuổi đạt 1,5-2,0kg, gà Kabir năng suất đạt 100-170quả/mái/năm,; gà lai thương phẩm nuôi đến 9 tuần tuổi đạt 2,1-2,3kg. Gà Sacsosản lượng trứng đạt 185-195 qủa/mái/năm; gà thương phẩm nuôi đến 10 tuần tuổiđạt 2,1-2,3 kg/mái; gà Ai cập cho năng suất trứng đạt 160-180 quả/mái/năm, chấtlượng trứng thơm ngon, sức kháng tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường.Công trình nghiên cứu lai tạo gà Rohde Ri đã được công nhận là nhóm giống chophát triển trong sản xuất (1985). Từ gà Rohde Ri Viện đã tiến hành lai tạo với cácgiống gà nhập nội nuôi thích nghi 9-10 tuần tuổi đạt 2,3-2,4kg; tiêu tón thức ăn2,4-2,5kg.Công trình “chọn lọc nâng cao năng suất chất l ượng một số giống gà và tạo con laiđể phát triển chăn nuôi nông hộ” đã được giải thưởng Nhà nước năm 2005.5. Giống vịt:Viện đã nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần được giống vịt cho năng suất tới 230quả/mái/năm. Đặc biệt đã nghiên cứu nhân thuần chọn lọc vịt si êu thịt CV-SuperM cho năng suất thịt cao và khả năng cho trứng đạt tới 150-200 quả/mái/năm. Vịtthương phẩm nuôi đến 8 tuần tuổi đạt 3,0-3,4 kg. Hệ thống giống vịt VIGOVA vàcác hệ thống giống khác cung cấp khoảng 12-18 triệu con chiếm 60% số vịt trongsản xuất. Công trình “Nghiên cứu vịt siêu thịt Cv Super M” được giải thưởng Nhànước năm 2000. Gần đây các nhà khoa học đã chọn lọc 2 dòng vịt T5 và T6 chokhối lượng cao hơn và năng suất trứng đạt 190-230 quả/mái/năm phục vụ tốt chosản xuất. Viện cũng đã nghiên cứu thành công thụ tinh nhân tạo giữa ngan và vịtđạt tỷ lệ phôi trên 80%. Con lai sau khi nhồi gan đạt 3,0-4,0 kg, gan có gía trị rấtcao.6. Giống ngan:Đã nghiên cứu nhân thuần, chọn lọc các dòng ngan R31, R51, R71 cho năng suấttrứng đạt từ 170-190 quả/mái/2 chu kỳ khai thác, ngan thương phẩm nuôi thịt đến12 tuần tuổi trống đạt 4,5-5,5kg; mái đạt 2,5-3,0kg. Với những thành quả này đãtạo ra một nghề mới cho người chăn nuôi ở các tình phía Bắc mang lại hiệu quảkinh tế cao.7. Giống trâu:Viện đã nhập, nghiên cứu nuôi thích nghi giống trâu Murrah ở Việt Nam, đãnghiên cứu chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất thịt và cày kéo của trâu nội;nghiên cứu vỗ béo trâu 18-24 tháng tuôi, sử dụng trâu đực Murrah lai với trâu cáiViệt Nam tạo con lai F1, tăng khả năng cho thịt và sức cày kéo ở miền núi; nghiêncứu xây dựng mô hình tạo nguồn thức ăn cho trâu trong hộ nông dân miền núi.Nhiều năm qua Viện đã phối hợp ...

Tài liệu có liên quan: