Danh mục tài liệu

VIỆT NAM CÓ TƯỢNG KIM CƯƠNG

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.27 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu hỏi này của tôi được khởi nên từ những kiến giải của Cự Môn trên diễn đàn Phật học của http://www.vietlyso.com. Trong mục hỏi đáp về Tượng Kim Cương là gì Cự Môn đã giải thích khá tường tận về xuất xứ và ý nghĩa của việc thờ tượng Kim Cương trong các ngôi chùa Việt. Điều lý thú của những kiến giải này là ở chỗ đã đưa ra nghi vấn về tên thường gọi về các vị Kim Cương ở Việt Nam. Theo Cự Môn, “Trong bộ Kim Cương Thần Tướng có 8 vị đều có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIỆT NAM CÓ TƯỢNG KIM CƯƠNG VIỆT NAM CÓ TƯỢNG KIM CƯƠNG TƯỢNG KIM CƯƠNG CHÙA MÍA Câu hỏi này của tôi được khởi nên từ những kiến giải của Cự Môn trên diễn đàn Phật học của http://www.vietlyso.com. Trong mục hỏi đáp về Tượng Kim Cương là gì Cự Môn đã giải thích khá tường tận về xuất xứ và ý nghĩa của việc thờ tượng Kim Cương trong các ngôi chùa Việt. Điều lý thú của những kiến giải này là ở chỗ đã đưa ra nghi vấn về tên thường gọi về các vị Kim Cương ở Việt Nam. Theo Cự Môn, “Trong bộ Kim Cương Thần Tướng có 8 vị đều có danh hiệu nhưng danh hiệu 8 vị Kim Cương mà các chùa vẫn nhận là: + Thanh Trừ Tai Kim Cương + Tích Độc Thần Kim Cương + Hoàng Tủy Cầu Kim Cương + Bạch Tinh Thủy Kim Cương + Xích Thanh Độc Kim Cương + Định Trừ Tai Kim Cương + Tử Hiền Kim Cương + Đại Thần Lực Kim Cương nhưng trong bộ Phật học Đại tự điển thì không thấy 8 tên này, chỉ có 8 tên khác, xin kể ra như sau đây: Phật học Đại tự điển chứng dẫn các Kinh thì 8 vị Kim Cương đều là Thần Tướng để hộ vệ Phật Pháp và danh hiệu 8 vị đều có nghĩa lý vi diệu hơn 8 vị này nhiều. Danh hiệu này cũng là tên của phái Lão Giáo bên Trung Quốc đặt ra, cho nên ở các điện phù thủy cũng có thờ 8 vị Kim Cương Thần Tướng bằng 8 tên này và có một bộ Kim Cương chú giải do một nhà phù thủy trứ danh bên Tàu làm ra. Sau đây dẫn thêm 8 vị Kim Cương do trong Kinh Phật và Phật học Đại tự điển đã khảo cứu rất kỹ càng, gồm có hai điển tích: Bát Đại Kim Cương Minh Vương và Bát Đại Kim Cương Đồng Tử. Bát Đại Kim Cương Minh Vương tức là 8 vị Bồ Tát hiện thân ra làm 8 Tướng Kim Cương để ủng hộ Phật Pháp. + Kim Cương Thủ Bồ Tát hiện ra thành vị Giáng Tam Thế Kim Cương + Đại Cát Tường Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Uy Đức Kim Cương + Hư Không Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Tiếu Kim Cương + Từ Thị Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Luân Kim Cương + Quán Tự Tại Bồ Tát hiện ra thành vị Mã Đầu Kim Cương + Địa Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Vô Năng Thắng Kim Cương + Hàng Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát hiện ra thành vị Bất Động Kim Cương + Phổ Hiền Bồ Tát hiện ra thành vị Bộ Trích Kim Cương Bát Đại Kim Cương Đồng Tử là 8 vị sứ giả của Ngài Bất Động Minh Vương. Các Ngài đều hộ trì Phật pháp là những vị sau đây: Tuệ Quang Đồng Tử, Tuệ Hỷ Đồng Tử, A-Lốc Đát Đa Đồng Tử, Chí Đức Đồng Tử, Ô-Câu Ba-Ca Đồng Tử, Thanh Đức Đồng Tử, Cằng Yết La Đồng Tử và Chế Cha Ca Đồng Tử. Mỗi vị Đồng Tử đều có một cái chày Kim Cương” Như vậy dấu hiệu để nhận dạng tượng Kim Cương là kim cương chử. Tượng Phật như đã biết không khác nhau nhiều về hình tướng và trang phục nhưng rất khác nhau về thủ ấn và các pháp khí trong tay. Tượng Hộ Pháp thì không thể nào lại cầm bình nước cam lồ (đây là biểu tượng của Quan âm bồ tát), tượng Ca Diếp thì không thể cầm pho sách (đây là biểu tượng của A Nan Đà)...Xin được nói đôi nét chính về pháp khí kim cương chử. Kim Cương chử là gì? Kim Cương (hay Kim Cang) là một khái niệm có thể mang nhiều nghĩa trong Phật giáo, tham khảo từ nguồn Bách khoa toàn thư mở wikipedia chúng ta được biết rằng: * Kim Cương trong tên gọi một trường phái Phật giáo. * Kim Cương trong tên gọi của một bộ kinh Phật: Kim cương Bát-nhã- ba-la-mật-đa kinh. * Kim Cương trong tên gọi của một đại sư Mật Tông - Bất Không Kim Cương (705-774) và sư phụ của Ông đại sư Kim Cương Trí * Kim Cương trong tên gọi một loại vũ khí sau trở thành một pháp khí quan trọng trong Phật giáo. Kim cương chư nguyên là một vũ khí cổ xưa của ấn Độ gọi là vajra. ( minh họa ) Cho nên Kim Cương với tên gọi là một binh khí có lớp nghĩa cổ nhất. Trong Hinđu thần thoại vajra là một vũ khí mạnh có những đặc tính được sát nhập của gươm, cái gậy, và cái mác. Đây là vũ khí được Indra sử dụng để giết chết Vritrasura. Thoạt đầu Kim cương chử đầu mũi cực kỳ sắc nhọn. Nhưng dần dần biến đổi qua nhiều các thời đại, Kim cương chử dần dần trở nên hình thức hóa. Cho tới ngày nay thì kim cương chử ngày càng ngắn đi và cũng không còn nhọn nữa. Căn cứ vào kinh sách ghi lại, chất liệu kim cương chử có thể là bằng vàng, bạc, đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ khứ đà la ...Nhưng hiện nay mọi người đa phần dùng đồng hay hợp kim của đồng). Hình thức kim cương chử có loại một chạc, hai chạc cho tới 9 chạc. Trong đó loại kim cương một chạc là hình thức sớm nhất, gắn liền với Kim cương lực sỹ. Kim cương ngoài hình thức trên còn có những kết hợp với gươm, chuông, phủ để tạo nên những dạng pháp khí khác nữa. Vajra - kim cương chử phá hủy mọi cách thức của sự không hiểu biết, và chính nó Không thể phá hủy được. Khi trở thành một vật trang trí treo được treo lên, nó nhắc nhở mọi người về sự bền vững tối cao của tri thức. ở Tây Tạng người ta gọi nó là Dorje. Một vài hình dạng tiêu biểu của tượng Kim Cương lực sỹ (Các vị thần tướng trên cõi Trời cầm chày Kim Cương, đi thị vệ các chư Phật nên gọi là Kim Cương thủ chấp Kim Cương thần và Kim Cương Lực sỹ. Khi nào gọi tắt thì chỉ gọi hai chữ Kim Cương thôi) Tượng Kim Cương sớm nhất thuộc về bức tượng vị Kim Cương - Hercules trong nghệ thuật Ph ...

Tài liệu được xem nhiều: