Danh mục tài liệu

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 8

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.78 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các sức ép chính đến môi trường biểnDân số tăng và nghèo khó Biển Đông và vùng bờ của nó là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên thiên nhiên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất, phần lớn các vùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 8Việt Nam môi trường và cuộc sống Các sức ép chính đến môi trường biểnDân số tăng và nghèo khóBiển Đông và vùng bờ của nó là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyênthiên nhiên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mụctiêu. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của conngười: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớncác khu công nghiệp lớn và các khu chế xuất, phần lớn các vùng nuôi thủy sản,các hoạt động cảng biển - hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm2010. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước(2,3% so với 1,8%/năm - theo số liệu năm 1999).Hình III.1. Vòng luẩn quẩn: nhu cầu sinh kế - khai thác quá mức - cạn kiệt nguồnlợi - nghèo khóĐi kèm các hoạt động trên là sự gia tăng hiện tượng di dân tự do, tăng nhu cầu sửdụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu th ụ tài nguyên lãng phí.Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, vượtViệt Nam môi trường và cuộc sốngquá năng lực chịu tải của các đô thị theo quy hoạch, làm suy giảm và suy thoái tàinguyên biển và vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần bờ nước ta hầu như còn rấtít tôm cá đánh bắt, thì cuộc sống của khoảng 600.000 ngư phủ và gia đình họ vẫncần có cá hàng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều cá tômhơn. Người ngư dân nghèo gác thuyền, bỏ nghề đánh bắt ven bờ trong lúc chưa cósinh kế thay thế, lên bờ đầu tư vào nuôi trồng thì thiếu vốn và kỹ thuật; cho nên,đại bộ phận vẫn nghèo khó và cuối cùng cũng phải quay về vùng biển xưa, phảităng cường khai thác cạn kiệt nguồn lợi để hy vọng tăng thêm thu nhập cho giađình mình. Kết cục họ đã rơi vào một vòng luẩn quẩn: nhu cầu sinh kế - khai thácquá mức - cạn kiệt nguồn lợi - nghèo khó (Hình III.1).Khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng nông thôn ven biển vẫn ngày mộttăng, cho dù đến nay mức sống của họ có nhỉnh hơn so với người dân nông thôntrong đất liền. Những nhóm người giàu vẫn là các tập đoàn đầu tư từ các đô thị về.Người sản xuất có đất và Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng chưa thu lại đượcđịa tô chênh lệch từ các hoạt động đầu tư đó. Vì thế, trong chừng mực nhất định,một bộ phận vẫn lợi dụng làm giàu bất chính, còn người dân nghèo vẫn hoànnghèo và Nhà nước vẫn chịu thiệt hại. So với cả nước, 14% cộng đồng dân cư cáchuyện ven biển (khoảng 1,8 triệu dân, 208 xã) vẫn ở mức nghèo đói nhất và 6%thiếu thốn cơ sở hạ tầng cơ bản ở mức cộng đồng. Tỷ lệ nghèo đói cao sẽ rất khócho việc đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Còn ngườinghèo, túng quẫn sẽ sẵn sàng thế chấp tương lai, vì họ không còn gì ngoài bảnnăng tồn tại.Lối sống giản đơn và dân trí thấpẢnh III.6. Bờ biển miền TrungViệt Nam môi trường và cuộc sốngKhác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ,thậm chí có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Họ vốn là những người nghèo, cóbản lĩnh và ý chí khi chấp nhận xa quê nhà đến vùng ven biển hoặc các đảo nướcta tìm kế sinh nhai. Họ tụ tập thành các vạn chài, đối mặt hàng ngày với tínhkhốc liệt của biển cả, sống với sóng nước và cột chặt cuộc đời với con thuyền, nêntư duy người vạn chài hết sức giản đơn: không có thói quen tích cóp như nhàthuần nông, mà kiếm đồng nào, xào đồng nấy, và xem đó là chuyện đươngnhiên. Điều đó giúp hình thành trong họ tính cạnh tranh cao trong cuộc sống, chấpnhận rủi ro, và xem sản vật bắt được là sự ban tặng của biển trời. Cứ thế, kháiniệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn xa vời với họ.Phần lớn cộng đồng cư dân ven biển có cơ cấu lao động trong hộ gia đình là: mộtphần ba nghề biển (đàn ông), còn lại (phụ nữ, trẻ em) vẫn phải bám rễ vào đấtliền, sống dựa vào sản vật nông nghiệp, hoặc buôn bán sản vật biển do người đibiển mang về. Phần còn lại của cộng đồng này là dân thuỷ diện, xưa kia họ sốngphân tán, du cư, du canh trên các vùng nước ven bờ như đầm, phá, vụng, vịnh nhỏ.Gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thuỷ hải sản, họ tậptrung lại thành các vạn chài nổi chuyên sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản,nuôi cá lồng bè và buôn bán thuỷ hải sản. Trên phá Tam Giang (Thừa Thiên -Huế) có tới 10.000 dân thuỷ diện, còn ở ngay vùng lõi của khu Di sản thiên nhiênthế giới vịnh Hạ Long có đến ba làng cá nổi, với tổng số gần 500 hộ dân, hàngnăm tăng lên gần 100 hộ. Nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra cho chính quyền địaphương ven biển phải giải quyết: vấn đề chất thải sinh hoạt, vấn đề chất thải củathức ăn dư thừa do nuôi cá lồng bè, chất thải hữu cơ từ nuôi trồng hải sản, cạn kiệtnguồn giống hải sản tự nhiên, chuyện học hành của trẻ em và nhiều vấn đề xã hộiphức tạp. Nếu không giải quyết thoả đáng, tất cả sẽ gây sức ép rất lớn và lâu dàiđến môi trường biển xung quanh và tác động trở lại cuộc sống cộng đồng.Việt Nam m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: