Danh mục

Vĩnh biệt HOÀNG HỒNG CẨM: Chúng tôi ở lại mà trời vắng anh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.29 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lũ chúng tôi được biết đến anh từ những năm 85-86. Chúng tôi biết đến những minh họa của anh trên báo Văn Nghệ trước khi biết đến tranh anh. Hồi đó đói nghèo, văn hóa, giải trí của dân văn nghệ văn gừng chẳng nhiều nhặn lựa chọn gì ngoài việc hàng tuần chờ mong tờ Văn Nghệ. Hồi đó, minh họa cho báo, bên cạnh bác Bùi Xuân Phái, anh Thành Chương, họa sỹ Phạm Minh Hải… bỗng xuất hiện minh họa của anh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vĩnh biệt HOÀNG HỒNG CẨM: Chúng tôi ở lại mà trời vắng anh Vĩnh biệt HOÀNG HỒNG CẨM: Chúng tôi ở lại mà trời vắng anhLũ chúng tôi được biết đến anh từ những năm 85-86. Chúng tôi biếtđến những minh họa của anh trên báo Văn Nghệ trước khi biết đếntranh anh.Hồi đó đói nghèo, văn hóa, giải trí của dân văn nghệ văn gừng chẳngnhiều nhặn lựa chọn gì ngoài việc hàng tuần chờ mong tờ Văn Nghệ.Hồi đó, minh họa cho báo, bên cạnh bác Bùi Xuân Phái, anh ThànhChương, họa sỹ Phạm Minh Hải… bỗng xuất hiện minh họa của anh.Tuy các minh họa ấy có tiếp thu từ phong cách của lớp đàn anh, nhưngquả thực chúng đã tạo ra một luồng gió mới tươi trẻ. Chúng tôi biết đếntên Hoàng Hồng Cẩm từ đó. Lại càng dễ nhớ anh hơn bởi anh là contrai của họa sỹ Hoàng Lập Ngôn, người mà giới họa sỹ ai cũng biết bởicái chất Hà Thành lịch lãm, lãng mạn kết hợp với sự du mục, dám làmmột cỗ xe Mê Ly rong ruổi đi vẽ.Mãi tới những năm 90, thời mở cửa, người ta mới biết đến một HoàngHồng Cẩm của hội họa với những bức tranh tươi rói mà nhẹ nhàng.Anh liên tục có những triển lãm suốt từ năm 91 đến 96. Khi nghe tinCẩm mất, họa sỹ Phùng Quốc Trí, một người vốn rất kiệm lời và đãnhiều năm chơi với anh, thốt lên tiếc muối: “Hoàng Hồng Cẩm thực cótài, phải nói Cẩm có một bảng màu thiên phú”.Hãy xem, tranh của Hoàng Hồng Cẩm có sự trong sáng, mạnh mẽnhưng ấm áp đến thô mộc. Nó thuộc về bản chất của một con người màbề ngoài khủng khỉnh, kênh kiệu đến khó chịu cho những ai mới gặp.Thế nhưng chỉ cần xem tranh anh, rồi nhìn lúc anh phiêu diêu vớinhững làn điệu chèo, làn quan họ (anh người gốc Kinh Bắc) với giọnghát mang cả hơi nồng của đất quê thì sẽ hiểu ra ngay. Một tâm hồntrong sáng, một tâm hồn trẻ thơ mà bạn bè vẫn “dịch nôm” và ưu áigọi: Cẩm điên, Cẩm mộng du…. Cá tính ấy, lối sống ấy chính là cáchphản ứng của anh với cuộc đời khuôn phép này. Anh là kẻ lãng dukhông thể chịu được cái gì chật chội, giả dối nên nhiều khi phá bĩnhnhư con trẻ. Anh cứ thế sống, chẳng ngại ai mất lòng; anh cứ thế vẽ,mà càng vẽ, anh cứ như trẻ ra mãi với những hòa sắc rực rỡ: dù có cảchục bức vẽ đi vẽ lại một đề tài mà khi xem chả hề nhàm chán.Nay anh đã về với cha anh, hơi sớm. Và nếu được ở lại với đời lâu hơnnữa, chắc anh cũng sẽ giống cha, 90 tuồi vẫn mang một tâm hồn sángtrong con trẻ – ở ngoài đời, và trên tranh.Anh Cẩm à, tiễn anh đi, thượng lộ bình an, cho gửi lời thăm Cụ.Chúng tôi sẽ nhớ anh.

Tài liệu được xem nhiều: