
Vũ khí hạt nhân
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vũ khí hạt nhân Vũ khí hạt nhânHơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiếntranhVũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mànăng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũkhí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào.Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủyhoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện naychưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km.Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến:quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man vàđược ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từplutonium.Các loại vũ khí hạt nhânThiết kế cơ bản của hai loại bom nguyên tử.Vũ khí hạt nhân đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi làphân rã hạt nhân). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào một khốilượng tới hạn, trong đó khởi phát một phản ứng dây chuyền và phản ứng đó giatăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát một năng lượng khổng lồ. Quá trình nàyđược thực hiện bằng cách bắn một mẫu vật liệu chưa tới hạn này vào một mẫu vậtliệu chưa tới hạn khác để tạo ra một trạng thái gọi là siêu tới hạn. Khó khăn chủyếu trong việc thiết kế tất cả các vũ khí hạt nhân là đảm bảo một phần chủ yếu cácnhiêu liệu được dùng trước khi vũ khí tự phá hủy bản thân nó. Thông thường vũkhí như vậy được gọi là bom nguyên tử, còn gọi là bom A.Các loại vũ khí cao cấp hơn thì lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch(còn gọi là tổng hợp hạt nhân). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phânrã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc liti,từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều.Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro,bom H hay bom nhiệt hạch. Nó có thể giải thoát một năng lượng lớn hơn hàngngàn lần so với bom nguyên tử.Người ta còn tạo ra các vũ khí tinh vi hơn cho một số mục đích đặc biệt. Vụ nổ hạtnhân được thực hiện nhờ một luồng bức xạ neutron xung quanh vũ khí hạt nhân,sự có mặt của các vật liệu phù hợp (như Coban hoặc vàng) có thể gia tăng độ ônhiễm phóng xạ. Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép neutronthoát ra nhiều nhất; những quả bom như vậy được gọi là bom neutron. Về lýthuyết, các vũ khí phản vật chất, trong đó sử dụng các phản ứng giữa vật chất vàphản vật chất, không phải là vũ khí hạt nhân nhưng nó có thể là một vũ khí với sứccông phá cao hơn cả vũ khí hạt nhân.Ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhânMột hình cầu lửa phóng xạ ở đỉnh của cột khói phát ra từ một vụ thử nghiệm vũkhí hạt nhân.Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở bốn loại sau đây: Áp lực — 40-60% tổng năng lượng Bức xạ nhiệt — 30-50% tổng năng lượng Bức xạ ion — 5% tổng năng lượng Bức xạ dư (bụi phóng xạ) — 5-10% tổng năng lượng Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ khí vàmôi trường mà vụ nổ hạt nhân xảy ra. Bức xạ dư là năng lượng được giải thoát sauvụ nổ, trong khi các loại khác thì được giải thoát ngay lập tức.Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân được đo bằng kiloton hoặcmegaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (tri-nitro-toluen).[1] Vũ khí phân hạch đầu tiên có sức công phá đo được là vài ngàn kiloton,trong khi vụ nổ bom khinh khí lớn nhất đo được là 10 megaton. Trên thực tế vũkhí hạt nhân có thể tạo ra các sức công phá khác nhau, từ nhỏ hơn một kiloton ởcác vũ khí hạt nhân cầm tay như Davy Crockett của Hoa Kỳ cho đến 54 megatonnhư Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liên Xô ( vào ngày 30/10/1961 ).Hiệu ứng quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là áp lực và bức xạ nhiệt có cơ chếphá hủy giống như các vũ khí quy ước. Sự khác biệt cơ bản là vũ khí hạt nhân cóthể giải thoát một lượng lớn năng lượng tại một thời điểm. Tàn phá chủ yếu củabom hạt nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình hạt nhân giải thoát nănglượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổMức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước củabom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom c àng lớn thìhiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm nhanh chóng trongkhông khí, nên nó chỉ nguy hiểm đối với các vũ khí hạt nhân hạng nhẹ. Áp lực suygiảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng chậm hơn bức xạ ion.Phóng bom hạt nhânThuật ngữ vũ khí hạt nhân chiến lược được dùng để chỉ các vũ khí lớn với cácmục tiêu phát hủy lớn như các thành phố. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các vũkhí hạt nhân nhỏ hơn được dùng để phá hủy các mục tiêu quân sự, viễn thông hoặchạ tần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phản ứng phân hạch phản ứng nhiệt hạch chuyên đề hóa học nguyên tố hóa học hợp chất hóa học thuật ngữ hóa họcTài liệu có liên quan:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
7 trang 336 0 0 -
6 trang 137 0 0
-
Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão
3 trang 119 1 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Long, Châu Đức
4 trang 108 0 0 -
4 trang 108 0 0
-
0 trang 93 0 0
-
4 trang 66 0 0
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức (Bài 1 - Bài 7)
95 trang 65 0 0 -
Giáo trình Hoá đại cương (Nghề: Khoan khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
82 trang 64 0 0 -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Lần 1)
5 trang 61 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm
3 trang 60 0 0 -
Bài giảng Hóa học đại cương: Chương III - ThS. Nguyễn Vinh Lan
9 trang 59 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Hoá học
165 trang 56 0 0 -
Đề minh họa cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Hóa học có đáp án - Bộ GD&ĐT
6 trang 55 0 0 -
Chuyên đề 7: Tốc độ phản ứng - cân bằng hoá học
6 trang 51 0 0 -
Bài giảng Hoá học đại cương: Chương 1 - Trường ĐH Phenikaa
77 trang 46 0 0 -
Giáo trình Vật lý hạt nhân: Phần 2
53 trang 45 0 0 -
Áp dụng các quy tắc phiên chuyển và danh pháp iupac vào danh pháp hóa học Việt Nam
7 trang 40 0 0 -
Một số nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi
4 trang 39 0 0 -
Vai trò của hóa chất hoạt động bề mặt trong công nghệ khử mực tuyển nổi
9 trang 37 0 0