Danh mục tài liệu

Vương triều Cảnh Thịnh (1792 - 1801)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.12 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự băng hà đột ngột của vua Quang Trung đã đẩy vương triều Tây Sơn sang một ngã rẽ: Vương triều Tây Sơn khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khi xét về nguyên nhân sụp đổ của vương triều Tây Sơn, Đặng Văn Long - cựu tướng của nhà Tây Sơn cho rằng: “Còn về nhà Tây Sơn, chính Cảnh Thịnh đã làm mất. Song nếu Vũ Hoàng không bỏ đích lập thứ thì đâu đến nỗi nước này?!” [6; 196]. Trong bài viết này, tác giả muốn chỉ rõ hoàn cảnh kế vị của vua Cảnh Thịnh, những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vương triều Cảnh Thịnh (1792 - 1801) Vương triều Cảnh Thịnh (1792 - 1801)Sự băng hà đột ngột của vua Quang Trung đã đẩy vương triều Tây Sơn sang mộtngã rẽ: Vương triều Tây Sơn khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khi xét vềnguyên nhân sụp đổ của vương triều Tây Sơn, Đặng Văn Long - cựu tướng củanhà Tây Sơn cho rằng: “Còn về nhà Tây Sơn, chính Cảnh Thịnh đã làm mất. Songnếu Vũ Hoàng không bỏ đích lập thứ thì đâu đến nỗi nước này?!” [6; 196]. Trongbài viết này, tác giả muốn chỉ rõ hoàn cảnh kế vị của vua Cảnh Thịnh, những đónggóp cũng như quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều Cảnh Thịnh, qua đólàm rõ tác động của vương triều này đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn. 1. Sự thành lập của vương triều Cảnh Thịnh Khi sự nghiệp đang có tiền đồ xán lạn thì vua Quang Trung đột ngột băng hà.Trước khi mất, Quang Trung còn trăng trối lại rằng: “Ta mở mang đất nước gồmcó miền Nam, nay bệnh nặng chắc không khỏi. Thái tử tư chất cũng tốt nhưng tuổicòn thơ ấu, mà bên ngoài thì có người thù ở Gia Định, ông Thái Đức chỉ ham vuichơi, cẩu thả cầu yên, không lo việc tai hoạ về sau, sau khi ta chết, trong mộttháng phải chôn táng cho xong… các anh nên hết lòng giúp đỡ Thái tử, phải dờigấp kinh đô ra tỉnh Nghệ An để khống chế trong nước, nếu không thì quân thù ởGia Định lại, các anh sẽ không có đất mà chôn thân” [1; 31]. Điều mà vua QuangTrung lo lắng trước khi băng hà chính là một mối nguy lớn đối với vận mệnh nhàTây Sơn: Thái tử Quang Toản lên ngôi kế vị, lấy niên hiệu Cảnh Thịnh, may mắnđược kế thừa một nền móng vững chắc, một tiền đồ đầy hứa hẹn của vua QuangTrung, nhưng bi kịch của “ấu Đế” cũng từ đó mà ra. Thứ nhất, Cảnh Thịnh lên ngôi mang trên vai một trách nhiệm nặng nề: Vậnmệnh sơn hà xã tắc, thế thịnh hay suy của vương triều phụ thuộc vào vị Ấu đế này. Thứ hai, Cuộc chiến tranh huynh đệ năm 1787 đã được giải quyết, nhưng hệ lụycủa cuộc phân tranh đó đã in dấu những rạn nứt trong nội bộ nhà Tây Sơn, giangsơn chia ba. Năm 1787, Nguyễn Lữ để mất Gia Định, từ đó thực tế Tây Sơn chiađôi: Từ Bến Ván trở ra Bắc là của hoàng đế Quang Trung, từ Bến Ván trở vào GiaĐịnh là của hoàng đế Thái Đức. Rạn nứt huynh đệ được hàn gắn nhưng giang sơnlại bị chia cắt, nước nào lo phận nước ấy. Đến khi vua Quang Trung định đemquân vào cứu Gia Định thì mất đột ngột, bỏ lại một sự nghiệp thống nhất còn dangdở. Cảnh Thịnh lên ngôi kế vị, thừa hưởng cả dư âm chói lọi của triều QuangTrung, đồng thời cũng mang cả gánh nặng của sự chia rẽ, rạn nứt ấy của nhà TâySơn. Tác giả Văn Tân khi nhận xét về hậu quả của cuộc chiến tranh huynh đệtương tàn năm 1787 cho rằng: “Cuộc xung đột võ trang đến đây tuy đã chấm dứtnhưng hai bên Nhạc và Huệ sau đó vẫn nghi nhau. Sự nghi ngờ này không nhữngtồn tại suốt thời Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, mà còn tồn tại mãi trong thời conNguyễn Nhạc là Nguyễn Bảo và con Nguyễn Huệ là Nguyễn Quang Toản nữa” [5;79]. Có điều nguy hại hơn, trước đây hào quang của vương triều Quang Trung đãtạo nên sức mạnh áp đảo sự rạn nứt đó, nay Quang Trung đột ngột qua đời, tấm láchắn đó không còn nên lộ rõ sự chia rẽ, rạn nứt. Thứ ba, năm 1788, nhân khi anh em Tây Sơn chia rẽ thì Nguyễn Ánh chiếmthành Gia Định, uy thế ngày một vang dội. Nếu ở thời vua Quang Trung, NguyễnÁnh phải lẩn trốn hết đảo Phú Quốc đến Xiêm, góp nhặt và xây dựng lực lượng,thì đến thời Cảnh Thịnh, Nguyễn Ánh đã có một chỗ dựa vững chắc ở vùng đấtGia Định. Có một nơi trú chân chắc chắn, an toàn để gây dựng lực lượng,Nguyễn Ánh ráo riết chuẩn bị Bắc tiến. Quang Trung trước khi mất đã nhận rõmối nguy ấy, cho nên mới căn dặn: “Bên ngoài có người thù ở Gia Định… phảidời kinh đô ra tỉnh Nghệ An để khống chế trong nước, nếu không thì quân thù ởGia Định lại, các anh sẽ không có đất mà chôn thân” [1; 31]. Thứ tư, dưới triều Quang Trung, văn thần, võ tướng đều hướng về hoàng đếQuang Trung mà hết lòng phò tá. Tuy nhiên, đến thời Cảnh Thịnh, hoàng đế cònnhỏ tuổi, chưa lập công danh trận mạc, sức mạnh quy tụ giảm dần, xu thế li tâm đedoạ triều chính. Nhất là khi rạn nứt trong nội bộ nhà Tây Sơn đã để lại hậu quả làTây Sơn bị chia thành hai nước. “Thượng bất chính”, ắt “hạ tắc loạn”. Trước khimất, Quang Trung đã thấy rõ nguy cơ đó, cho nên dặn lại: “Các anh nên hết lònggiúp đỡ Thái tử” [1; 31]. Thứ năm, triều Quang Trung đã gây dựng được thanh thế trong quan hệ banggiao với nhà Thanh. Bị đánh bại năm Kỷ Dậu, hơn nữa trước khi mất, QuangTrung còn có ý định đòi lại vùng đất Lưỡng Quảng, cho nên rõ ràng, nhà Thanhluôn nuôi ý định trả thù và bành trướng. Trước đây, vì uy thế và những chính sáchngoại giao khéo léo của Quang Trung mà nhà Thanh tạm gác lại ý định đó. Nay,Quang Trung mất, lợi dụng khi Quang Toản còn nhỏ tuổi, triều đình còn ngổnngang việc đổi thay triều chính, vua Càn Long không giấu giếm ý định “mượn gióbẻ măng” do thám tình hình nước ta. Như vậy, Quang Toản kế vị, được kế thừa cả sự nghiệp lẫy lừng của vua QuangTrung, đồng thời cũng phải man ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: