Danh mục tài liệu

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý và quy hoạch đất đai - thực nghiệm tại khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo "Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý và quy hoạch đất đai - thực nghiệm tại khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam" với mục tiêu là xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam phục vụ công tác quản lý và quy hoạch đất đai. Các phần mềm chuyên dụng như gCadas, Microstation, VBDLIS đã được áp dụng trong nghiên cứu này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý và quy hoạch đất đai - thực nghiệm tại khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 436 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI - THỰC NGHIỆM TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM Trần Hồng Hạnh1,*, Nguyễn Thành Đô2 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Nam Tóm tắt Bài báo với mục tiêu là xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính khu vực thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam phục vụ công tác quản lý và quy hoạch đất đai. Các phần mềm chuyên dụng như gCadas, Microstation, VBDLIS đã được áp dụng trong nghiên cứu này. Từ các khâu như thu thập, phân loại dữ liệu, xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền, xây dựng dữ liệu không gian địa chính, quét hồ sơ, xây dựng dữ liệu thuộc tính, xây dựng siêu dữ liệu được tiến hành để có sản phẩm là cơ sở dữ liệu địa chính đạt độ chính xác theo yêu cầu. Từ đó, công tác quản lý và quy hoạch đất đai của đơn vị xã được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu, địa chính, quản lý, quy hoạch đất đai, Hà Nam. 1. Mở đầu Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng của quốc gia. Nó còn là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện cần cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Ở nước ta, khi còn nhiều người sống bằng nghề nông nghiệp, thì đất đai càng trở thành nguồn lực quan trọng, góp vai trò to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Đào Mạnh Hồng, 2013). Muốn phát huy tác dụng của nguồn lực đất đai, ngoài việc bảo vệ quỹ đất của quốc gia, còn phải quản lý đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sao cho vừa bảo đảm được lợi ích trước mắt, vừa tạo điều kiện sử dụng đất hiệu quả lâu dài để phát triển bền vững đất nước. Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (bao gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Siêu dữ liệu địa chính được lập trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và được cập nhật khi có biến động cơ sở dữ liệu địa chính. Nó bao gồm hệ quy chiếu toạ độ, dữ liệu địa chính, chất lượng dữ liệu địa chính và cách thức trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010, Tổng cục Quản lý đất đai, 2011). Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010, Tổng cục Quản lý đất đai, 2011). Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy * Ngày nhận bài: 11/3/2022; Ngày phản biện: 30/3/2022; Ngày chấp nhận đăng: 10/4/2022 * Tác giả liên hệ: Email: hanhtranvub@gmail.com . 437 định, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã là thành phần cơ bản của hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính. Cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh. Cơ sở dữ liệu địa chính cấp Trung ương là tổng hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước. Nhiều nghiên cứu về cơ sở dữ liệu địa chính trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đây có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu về tầm quan trọng của các hệ thống địa chính đối với nền kinh tế, hành chính, và pháp luật của một quốc gia, nghiên cứu giải pháp hệ thống địa lý tập trung hoặc phi tập trung, đăng ký đất đai với địa chính riêng biệt hoặc tích hợp với các phương pháp xác định thửa đất khác nhau (Bogaerts và cộng sự, 2001). Nghiên cứu tiếp theo sử dụng thông tin không gian và thuộc tính lưu trữ trong cơ sở dữ liệu địa chính, nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường được xây dựng và quy hoạch đô thị (Francesc Valls Dalmau và cộng sự, 2014). Nghiên cứu giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho thấy hiện trạng hệ thống hồ sơ sổ sách tại xã còn thiếu và chưa hoàn chỉnh (Đàm Xuân Vận và cộng sự, 2021). Từ đó, nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Phú Tiến với tổng số 9.037 thửa đất cùng với đầy đủ các thông tin thuộc tính trong cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, mang tính cập nhật cao và phổ cập. Hay nghiên cứu áp dụng phần mềm gCadas để xây dựng hồ sơ địa chính và dữ liệu không gian địa chính tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Dương Vân Phong và cộng sự, 2019). Một vài địa phương đã xây dựng cơ bản thành công cơ sở dữ liệu địa chính và đưa vào tổ chức quản lý, khai thác và vận hành đạt hiệu quả cao ở cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương trong cả nước còn chưa thực sự vào cuộc để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, thống nhất cho toàn tỉnh mà mới chỉ dừng lại ở việc thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính riêng cho từng xã. Từ đó dẫn tới tình trạng dữ liệu địa chính chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả và không được cập nhật biến động thường xuyên. Ngoài ra, theo thời gian, hồ sơ đất đai của khu vực nghiên cứu thì việc lưu trữ cồng kềnh và làm mất thời gian của địa phương. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý và quy hoạch đất đai của khu vực thực nghiệm - thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam - sẽ có ý nghĩa cấp thiế ...

Tài liệu có liên quan: