Xây Dựng Nhóm Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 119.42 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nỗ lực vượt trội của nhóm Apollo đã đưa con người đặt chân lên mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1969. Sự sáng tạo của nhóm kỹ sư hãng IBM đã giúp con người lần đầu tiên được tiếp xúc với những chiếc máy tính cá nhân.Sự đồng tâm hiệp lực để thiết kế ra mẫu xe khách mới của nhóm Taurus đã cứu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây Dựng Nhóm Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn Xây Dựng Nhóm Làm Việc Hiệu Quả Nỗ lực vượt trội của nhóm Apollo đã đưa con người đặt chân lên mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1969. Sự sáng tạo của nhóm kỹ sư hãng IBM đã giúp con người lần đầu tiên được tiếp xúc với những chiếc máy tính cá nhân. Sự đồng tâm hiệp lực để thiết kế ra mẫu xe khách mới của nhóm Taurus đã cứu công ty Ford thoát khỏi tình trạng sa sút nghiêm trọng vào năm 1980 và mẫu xe này đã nhanh chóng trở thành loại xe bán chạy nhất ở Bắc Mỹ… Đây chỉ là một vài thành quả điển hình mà các nhóm làm việc đã tạo ra được. Trong kinh doanh, khái niệm nhóm làm việc ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều ở các công ty, tổ chức. Thật ra, hình thức làm việc theo nhóm đã có từ rất lâu. Khi các nhà cách mạng Mỹ quyết định đã đến lúc cần phải có một bản tuyên ngôn độc lập để khẳng định sự tự do, không còn phụ thuộc vào đế quốc Anh, họ đã thành lập một nhóm để thực hiện công việc này. Nhóm này gồm hai thành viên là John Adams và Thomas Jefferson - cả hai sau này đều trở thành Tổng thống Mỹ. Nhiều năm sau, khi Thomas Jefferson lên làm Tổng thống, ông muốn khám phá vùng Louisiana - phần lãnh thổ rộng lớn mà ông đã mua lại từ Napoleon (Pháp). Ông không giao công việc này cho một cá nhân duy nhất, cho một trong các bộ của chính phủ hay cho một đơn vị nào trong quân đội. Thay vào đó, ông đã giao việc này cho một nhóm gồm 32 người mà ông gọi là Nhóm Khám Phá. Những phương thức tài trợ, bố trí nhân sự, xây dựng tổ chức và hướng dẫn nhiệm vụ của Nhóm Khám Phá là một ví dụ sinh động về những gì mà một nhóm cần phải có để đạt được thành công. Với vị thế là nhà tài trợ cho nhóm thám hiểm này, Jefferson đã trao quyền lãnh đạo cho một đại úy quân đội mà ông rất tin tưởng, một người Virginia 29 tuổi tên là Meriwether Lewis. Ngay từ thời điểm khởi đầu kế hoạch, Jefferson đã giải thích rõ những gì mình muốn là khám phá dòng sông Missouri và bất cứ phụ lưu nào của dòng sông này đổ ra Thái Bình Dương. Việc tìm ra dòng nước xuyên qua các vùng đất chưa ai đặt chân đến ở miền Tây Bắc sẽ có giá trị vô cùng to lớn đối với nước Mỹ còn non trẻ này, bởi nó giúp giảm chi phí và sự nguy hiểm của việc vận chuyển đường thủy, mở mang những lãnh thổ mới mua để đưa dân đến định cư và khai thác. Jefferson cũng muốn có thông tin chi tiết về miền đất phía Tây sông Mississippi, về quần thể động thực vật và các bộ lạc bản địa thuộc vùng đất ấy. Tiếp theo, cũng với tư cách là nhà tài trợ cho nhóm, Jefferson đã cung cấp tiền bạc và những nguồn lực khác mà Lewis sẽ cần để hoàn tất nhiệm vụ. Ông nhận từ Quốc hội một khoản tiền mà ông cho là tương xứng với nhu cầu và quy mô của công việc, dù nhiều người chỉ trích chuyến thám hiểm này là một ý tưởng thiếu cân nhắc. Jefferson cũng cho phép Lewis được quyền tuyển chọn thành viên vào Nhóm Khám Phá để thực thi sứ mệnh. Sau khi thiết lập mục tiêu của nhóm và hỗ trợ đầy đủ mọi nguồn lực thiết yếu, Jefferson để Lewis tự tìm kiếm phương pháp triển khai. Ngoài việc tập hợp nhóm, Lewis còn lựa chọn những kỹ năng mà ông cho rằng nhóm sẽ cần đến, các vật dụng và dụng cụ mang theo, cũng như xác định hành trình nhóm sẽ đi. Lewis tập hợp nhóm bằng cách tuyển những người có các kỹ năng bổ sung cho nhau: các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm chiến trường có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống, những thợ săn lành nghề có khả năng tìm thực phẩm để bổ sung cho số đồ hộp mang theo, và những người quen thuộc với miền sông nước sẽ rất hữu ích cho chặng đầu cuộc hành trình đến Missouri. Lewis còn mời một người làm đồng trưởng nhóm là William Clark - người nắm vững các bí quyết sinh tồn ở vùng rừng núi, biết cách giao tiếp với dân da đỏ và đặc biệt là có khả năng lãnh đạo mà Lewis nể phục và tin tưởng. Lewis cũng tự bổ sung và củng cố các kỹ năng của riêng mình thông qua các khóa huấn luyện đặc biệt. Theo chỉ đạo của Jefferson, ông đến Philadelphia ba tháng để học các thao tác y tế do bác sĩ Benjamin Rush hướng dẫn. Benjamin Smith Barton - nhà tự nhiên học hàng đầu châu Mỹ - đã dạy Lewis các phương pháp khoa học hiện đại nhất để quan sát đời sống động thực vật, cách bảo quản mẫu vật, lưu trữ và phân loại những thứ phát hiện được. Lewis còn phải học cách sử dụng kính lục phân(1) và đồng hồ bấm giờ - một kỹ năng cơ bản mà nhóm sẽ cần đến để xác định và ghi lại vị trí của mình suốt dọc tuyến đường đi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nhóm Khám Phá đã bổ sung và loại bớt thành viên khi cần thiết. Chẳng hạn, sau chặng đầu tiên, những người quen sông nước không còn đóng góp nhiều cho đoạn đường còn lại, nên họ quay trở lại thành phố, mang theo các mẫu vật nghiên cứu và báo cáo tiến độ làm việc của Lewis cho Jefferson. Nhận thấy nhóm còn thiếu các kỹ năng về ngôn ngữ, Lewis đã tuyển một thương nhân người Canada gốc Pháp tên là Charbonneau, người đã từng sống giữa bộ lạc Manda. Charbonneau có thể giao tiếp với bộ lạc này bằng thổ ngữ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây Dựng Nhóm Để Làm Việc Hiệu Quả Hơn Xây Dựng Nhóm Làm Việc Hiệu Quả Nỗ lực vượt trội của nhóm Apollo đã đưa con người đặt chân lên mặt trăng lần đầu tiên vào năm 1969. Sự sáng tạo của nhóm kỹ sư hãng IBM đã giúp con người lần đầu tiên được tiếp xúc với những chiếc máy tính cá nhân. Sự đồng tâm hiệp lực để thiết kế ra mẫu xe khách mới của nhóm Taurus đã cứu công ty Ford thoát khỏi tình trạng sa sút nghiêm trọng vào năm 1980 và mẫu xe này đã nhanh chóng trở thành loại xe bán chạy nhất ở Bắc Mỹ… Đây chỉ là một vài thành quả điển hình mà các nhóm làm việc đã tạo ra được. Trong kinh doanh, khái niệm nhóm làm việc ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều ở các công ty, tổ chức. Thật ra, hình thức làm việc theo nhóm đã có từ rất lâu. Khi các nhà cách mạng Mỹ quyết định đã đến lúc cần phải có một bản tuyên ngôn độc lập để khẳng định sự tự do, không còn phụ thuộc vào đế quốc Anh, họ đã thành lập một nhóm để thực hiện công việc này. Nhóm này gồm hai thành viên là John Adams và Thomas Jefferson - cả hai sau này đều trở thành Tổng thống Mỹ. Nhiều năm sau, khi Thomas Jefferson lên làm Tổng thống, ông muốn khám phá vùng Louisiana - phần lãnh thổ rộng lớn mà ông đã mua lại từ Napoleon (Pháp). Ông không giao công việc này cho một cá nhân duy nhất, cho một trong các bộ của chính phủ hay cho một đơn vị nào trong quân đội. Thay vào đó, ông đã giao việc này cho một nhóm gồm 32 người mà ông gọi là Nhóm Khám Phá. Những phương thức tài trợ, bố trí nhân sự, xây dựng tổ chức và hướng dẫn nhiệm vụ của Nhóm Khám Phá là một ví dụ sinh động về những gì mà một nhóm cần phải có để đạt được thành công. Với vị thế là nhà tài trợ cho nhóm thám hiểm này, Jefferson đã trao quyền lãnh đạo cho một đại úy quân đội mà ông rất tin tưởng, một người Virginia 29 tuổi tên là Meriwether Lewis. Ngay từ thời điểm khởi đầu kế hoạch, Jefferson đã giải thích rõ những gì mình muốn là khám phá dòng sông Missouri và bất cứ phụ lưu nào của dòng sông này đổ ra Thái Bình Dương. Việc tìm ra dòng nước xuyên qua các vùng đất chưa ai đặt chân đến ở miền Tây Bắc sẽ có giá trị vô cùng to lớn đối với nước Mỹ còn non trẻ này, bởi nó giúp giảm chi phí và sự nguy hiểm của việc vận chuyển đường thủy, mở mang những lãnh thổ mới mua để đưa dân đến định cư và khai thác. Jefferson cũng muốn có thông tin chi tiết về miền đất phía Tây sông Mississippi, về quần thể động thực vật và các bộ lạc bản địa thuộc vùng đất ấy. Tiếp theo, cũng với tư cách là nhà tài trợ cho nhóm, Jefferson đã cung cấp tiền bạc và những nguồn lực khác mà Lewis sẽ cần để hoàn tất nhiệm vụ. Ông nhận từ Quốc hội một khoản tiền mà ông cho là tương xứng với nhu cầu và quy mô của công việc, dù nhiều người chỉ trích chuyến thám hiểm này là một ý tưởng thiếu cân nhắc. Jefferson cũng cho phép Lewis được quyền tuyển chọn thành viên vào Nhóm Khám Phá để thực thi sứ mệnh. Sau khi thiết lập mục tiêu của nhóm và hỗ trợ đầy đủ mọi nguồn lực thiết yếu, Jefferson để Lewis tự tìm kiếm phương pháp triển khai. Ngoài việc tập hợp nhóm, Lewis còn lựa chọn những kỹ năng mà ông cho rằng nhóm sẽ cần đến, các vật dụng và dụng cụ mang theo, cũng như xác định hành trình nhóm sẽ đi. Lewis tập hợp nhóm bằng cách tuyển những người có các kỹ năng bổ sung cho nhau: các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm chiến trường có khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống, những thợ săn lành nghề có khả năng tìm thực phẩm để bổ sung cho số đồ hộp mang theo, và những người quen thuộc với miền sông nước sẽ rất hữu ích cho chặng đầu cuộc hành trình đến Missouri. Lewis còn mời một người làm đồng trưởng nhóm là William Clark - người nắm vững các bí quyết sinh tồn ở vùng rừng núi, biết cách giao tiếp với dân da đỏ và đặc biệt là có khả năng lãnh đạo mà Lewis nể phục và tin tưởng. Lewis cũng tự bổ sung và củng cố các kỹ năng của riêng mình thông qua các khóa huấn luyện đặc biệt. Theo chỉ đạo của Jefferson, ông đến Philadelphia ba tháng để học các thao tác y tế do bác sĩ Benjamin Rush hướng dẫn. Benjamin Smith Barton - nhà tự nhiên học hàng đầu châu Mỹ - đã dạy Lewis các phương pháp khoa học hiện đại nhất để quan sát đời sống động thực vật, cách bảo quản mẫu vật, lưu trữ và phân loại những thứ phát hiện được. Lewis còn phải học cách sử dụng kính lục phân(1) và đồng hồ bấm giờ - một kỹ năng cơ bản mà nhóm sẽ cần đến để xác định và ghi lại vị trí của mình suốt dọc tuyến đường đi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Nhóm Khám Phá đã bổ sung và loại bớt thành viên khi cần thiết. Chẳng hạn, sau chặng đầu tiên, những người quen sông nước không còn đóng góp nhiều cho đoạn đường còn lại, nên họ quay trở lại thành phố, mang theo các mẫu vật nghiên cứu và báo cáo tiến độ làm việc của Lewis cho Jefferson. Nhận thấy nhóm còn thiếu các kỹ năng về ngôn ngữ, Lewis đã tuyển một thương nhân người Canada gốc Pháp tên là Charbonneau, người đã từng sống giữa bộ lạc Manda. Charbonneau có thể giao tiếp với bộ lạc này bằng thổ ngữ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bí quyết làm việc nhóm hiệu quả làm việc nhóm kinh nghiệm làm việc nhóm cách xây dựng nhóm mâu thuẫn trong nhóm quản lý nhóm sức mạnh làm việc nhóm quản lý nhómTài liệu có liên quan:
-
56 trang 147 1 0
-
Quy trình làm việc nhóm hiệu quả
4 trang 81 0 0 -
7 trang 75 0 0
-
7 trang 67 0 0
-
10 mẹo nhỏ để các lập trình viên có một bản lý lịch thành công
7 trang 64 0 0 -
3 trang 59 0 0
-
Bài học làm việc nhóm từ đàn ngỗng
3 trang 56 0 0 -
5 trang 55 0 0
-
Quản lý nhóm - Cẩm nang Quản lý hiệu quả
72 trang 54 0 0 -
3 trang 52 0 0