Xơ cứng bì hệ thống. 1- Dịch tễ : Gặp ở nữ / nam = 3/1 , tuổi bắt đầu 20 - 50 tuổi.Gặp ở nhiều quốc gia và các chủng tộc.Bệnh bao gồm các tổn thương ở da giúp cho việc chẩn đoán và tổn thương ở da cũng gây ra tàn phế chức năng nặng . Còn tổn thương ở nội tạng dẫn đến gây nguy hiểm tính mạng. 2- Tiên lượng : Dai dẳng làm cho bệnh nhân tàn phế .3- Lâm sàng : - Tổn thương da :+ Hội chứng Raynaud ( phân biệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XƠ CỨNG BÌ (Sclrodermie ) (Kỳ 2) XƠ CỨNG BÌ (Sclrodermie ) (Kỳ 2) Giáo trình Bệnh da - Hoa liễu HVQY IV- Xơ cứng bì hệ thống. 1- Dịch tễ : Gặp ở nữ / nam = 3/1 , tuổi bắt đầu 20 - 50 tuổi. Gặp ở nhiều quốc gia và các chủng tộc. Bệnh bao gồm các tổn thương ở da giúp cho việc chẩn đoán và tổnthương ở da cũng gây ra tàn phế chức năng nặng . Còn tổn thương ở nội tạng dẫnđến gây nguy hiểm tính mạng. 2- Tiên lượng : Dai dẳng làm cho bệnh nhân tàn phế . 3- Lâm sàng : - Tổn thương da : + Hội chứng Raynaud ( phân biệt bệnh Raynaud ) 95% có hội chứng Raynaud. Thường là dấu hiệu đầu tiên đi trước các dấu hiệu khác từ vài tuầnđến vài năm. Là một tiên lượng xấu nên khoảng cách giữa hội chứng Raynaud vàsự xuất hiện xơ cứng khu vực ngắn : ví dụ bàn tay 2 bên , đôi khi 2 bàn chân. Hội chứng này chẩn đoán dễ trên lâm sàng . Khởi phát do lạnh, bắt đầu bằng kịch phát ác liệt . Một hoặc nhiềungón tay tổn thương trắng đục, lạnh hầu như vô cảm, giới hạn trên của co mạch rõnét ở các đầu của ngón tay hay của mu bàn tay sau vài phút các ngón tay trở nêntím tái và đau nhức thời gian của các cơn thay đổi tuỳ theo từng trường hợp.Pha ngất này rất cần cho việc chẩn đoán và phân biệt với tím tái thông thường . Làm xét nghiệm soi mao mạch của móng cần thiết cho việc chẩnđoán. Thấy được các vành mao mạch tha của mạch máu to ra, thoái hoá. Các dấuhiệu này không phụ thuộc vào mức độ tổn thương da. Làm được xét nghiệm nàyđỡ phải chụp động mạch và sinh thiết. Hội chứng Raynaud có từng đợt có khirầm rộ có khi lặng lẽ tuỳ từng người . + Xơ cứng da : Bắt đầu ở múp ngón tay lan rộng theo các kiểu khácnhau và có giá trị tiên lợng nhất định. Theo tác giả Barnett ( 1988) phân loại sau 1năm bắt đầu : Týp 1 ( chứng cứng ngón ) Vị trí xơ cứng ----- Thời gian sống sót Ngón tay,ngón chân, xơ cứng không lan Đến 10 năm quá đốt xương bàn tay, ngón tay. 71 % Týp 2 ( xơ viễn đoạn ) Vượt qua khớp bàn tay, ngón tay và tổn ----- Đến 10 năm thương ở mặt,thân mình cha bị . 58 % Týp 3 ( xơ lan toả ) Có tổn thương thân mình lan toả ----- Đến 10 năm 21 % Hậu quả : Týp 1: - Tàn phế - Ngón tay thon lại không gấp được - Múp ngón tay da mỏng như dính vào xương. - Loét đau xuất hiện ở mu. - Móng tay loạn dưỡng thay đổi màu sắc. - Chức phận tay bị mất. - Chân cũng xảy ra tương tự . Týp 2, 3: - Lan ra ở mặt các chi và thân. - Trong các thể tiến triển chậm xơ cứng ngón tay, chân rấtphát triển. Khi sự xơ cứng bắt đầu nặng ở mặt, thân, các bắp chân. - Trong thể tiến triển nhanh và nặng, xơ cứng phát triển rấtmạnh, xơ cứng bó vùng vai như áo giáp da làm mất vú,da bụng trở nên căng cứngnhư da trống, hiện tượng xác ớp các chi dưới, làm đờ mặt , mũi , làm hẹp mồmchung quanh mồm có dấu hiệu nan hoa xe đạp dễ chẩn đoán. Có rối loạn màu sắcda chỗ đậm, chỗ nhạt ( nhầm với bạch biến ). - Giãn mao mạch lăn tăn, có ở tất cả các thể xơ cứng bì lantoả hay có ở mặt và các viễn đoạn. - Lắng đọng canxi ở trung bì gặp trong tất cả các xơ cứng bìngay cả trong các thể khu trú, gặp nhiều ở ngón tay và chân. Hội chứng Thibierge và Weissenbach ( CRST ). Biểu hiện các nút, đám trông thấy được sờ nắn được đây là hậu quảcủa thiếu máu tại chỗ. Các lắng đọng này là nguyên nhân của loét đau dai dẳng,loét chảy ra một chất lỏng dạng phấn viết. - Tổn thương các cơ quan khác : + Tổn thương thận : Là nguyên nhân gây ra tử vong trên 1/2 số bệnhnhân xơ cứng bì bị chết. Thể cập gây cao huyết áp ác tính ở 2/3 bệnh nhân có tổn thươngthận thường gặp tổn thương thận cấp ở ca xơ cứng bì có tổn thương da nhanhnhay sau hội chứng Raynaud. Ở 15 -30 % bệnh nhân xơ cứng bì có tổn thương thận nhẹ, Pr niệuvừa, cao huyết áp, đôi khi nồng độ Nitr / máu kín đáo cần kiểm tra bằng Uremáu. Ở thể nặng dẫn đến kịch phát tiến triển tức thì thành cấp tính và doảnh hưởng của yếu tố nào đó như dùng corticoid toàn thân, do có chửa . + Tổn thương tim : Tổn thương cơ tim sớm thầm lặng thứ phát sau bất thường của vituần hoàn cơ tim. Viêm màng ngoài tim thường vừa phải tự khỏi hơn mãn tính nếucó dẫn đến mạn tính thường tiên lượng xấu. Suy tim thường thứ phát của tổn thương thận, cao huyết áp, ít khi làdo xơ phổi. Đôi khi suy tim là do xơ cơ tim ( hiếm ). Trên nguyên tắc xơ cứng bì không gây tổn thương nội tâm mạc. + Tiêu hoá : Thực quản : 75 % các ca thường tiềm tàng ở 1/3 trường hợp thườngxuất hiện sớm và là 1 yếu tố quan trọng để chẩn đoán . Ruột non hay bị hơn dạ dày và tá tràng gây hội chứng không tiêunặng. Hội chứng giả tắc của xơ cứng bì điều trị nội khoa có thể khỏi được. + Tổn thương khác : * Đau khớp đi theo các dấu hiệu đầu tiên của xơ cứng bì gặp ở 50 %trường hợp nhưng đau khớp này không để lại di chứng. ...
XƠ CỨNG BÌ (Sclrodermie ) (Kỳ 2)
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 178.14 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
xơ cứng bì bệnh học nội khoa bệnh da liễu bệnh ngoài da bệnh chất tạo keoTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 83 0 0 -
7 trang 81 0 0
-
5 trang 76 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 41 0 0 -
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 40 0 0 -
5 trang 38 0 0
-
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 37 0 0