Danh mục tài liệu

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.49 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh xương khớp thường gặp ở lứa tuổi trên 40, là tình trạng viêm vô khuẩn của các tổ chức phần mềm quanh khớp vai như viêm màng hoạt dịch khớp, gân và dây chằng quanh khớp, bao gân cơ nhị đầu... Nguyên nhân bị bệnh Theo y học cổ truyền viêm quanh khớp vai gọi là kiên tỷ thống, là chứng bệnh thuộc phạm giảm, phong hàn thấp tà xâm phạm vào kinh lạc gây bế tắc sự vận hành khí huyết gây đau hoặc do can thận quá hư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh xương khớpthường gặp ở lứa tuổi trên 40, là tình trạng viêm vô khuẩn của các tổchức phần mềm quanh khớp vai như viêm màng hoạt dịch khớp, gân vàdây chằng quanh khớp, bao gân cơ nhị đầu... Nguyên nhân bị bệnh Theo y học cổ truyền viêm quanh khớp vai gọi là kiên tỷ thống, làchứng bệnh thuộc phạm giảm, phong hàn thấp tà xâm phạm vào kinh lạc gâybế tắc sự vận hành khí huyết gây đau hoặc do can thận quá hư tổn và bệnhnội thương làm bế tắc sự vận hành khí huyết mà gây đau hoặc do sang chấngây huyết ứ lâu ngày mà sinh bệnh. Viêm quanh khớp vai gồm các thể: đơnthuần, kèm vôi hóa gân, tắc nghẽn, giả liệt. Biểu hiện nổi bật của viêm quanh khớp vai là tình trạng đau vùng vaivà hạn chế vận động vùng khớp vai, đặc biệt là khó nhấc tay lên cao, khóchải đầu, khó gãi được lưng. Chụp Xquang thường không phát hiện được tổnthương. Siêu âm là một thăm dò có giá trị trong chẩn đoán viêm quanh khớpvai. Qua siêu âm chúng ta có thể thấy hình ảnh viêm, xơ hóa, lắng đọngcanxi ở những tổ chức quanh khớp vai. Tùy theo từng thể bệnh mà mức độđau và hạn chế vận động khác nhau. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt Day khớp vai.Day bấm huyệt kiên trinh.Day bấm huyệt kiên ngung. Có nhiều biện pháp điều trị khác nhau, nhưng nguyên tắc chung làchống viêm, giảm đau, nâng cao thể trạng và trả lại vận động sinh lý củakhớp vai bằng cách luyện tập và lý liệu pháp. Đối với thể viêm quanh khớpvai đơn thuần thì biện pháp điều trị và luyện tập đúng cách là nhanh phụchồi nhất, các thể bệnh khác hồi phục chậm hơn (có khi tới hơn 6 tháng) cũngcó thể không khỏi hoàn toàn. Với những trường hợp nặng cần thiết thì phảican thiệp bằng phẫu thuật. Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp góp phần điềutrị viêm quanh khớp vai đạt hiệu quả tốt. Tùy theo những thể bệnh, tìnhtrạng người bệnh mà có phương pháp xoa bóp bấm huyệt thích ứng. Phảituân thủ đúng nguyên tắc: tác động từ xa đến gần vùng đau, điểm đau, từchậm đến nhanh, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến nặng. Đối với các bệnh nhân đau và hạn chế vận động khớp vai ít cần tiếnhành xoa bóp, lăn, day vùng quanh khớp vai 5-10 phút để cho các cơ mềmra, sau đó chuyển sang bấm các huyệt: đại chùy (chỗ lõm trên mỏm gai đốtsống lưng 1, dưới mỏm gai đốt sống cổ 7. Đốt cổ 7 là đốt lồi cao nhất trêncác đốt sống cổ), a thị (chính là chỗ đau), kiên tỉnh (chỗ lõm, điểm giữađường nối đại chùy và kiên ngung), kiên ngung (chỗ lõm ở đỉnh vai ngaydưới mỏm cùng vai), phong trì (chỗ lõm dưới xương chẩm, trên góc chân tócnửa tấc), hợp cốc (góc giữa xương đốt bàn tay ngón cái và ngón trỏ). Bấmmạnh huyệt a thị, kiên ngung, sau đó xoa vuốt nhẹ nhàng rồi kéo rung tay cótác dụng giảm đau nhanh. Đối với các bệnh nhân đau và hạn chế vận động khớp vai nhiều phảixoa bóp, lăn, day nhẹ nhàng 5-10 phút, miết dọc từ vai xuống cánh tay vàtiến hành bấm các huyệt: a thị huyệt (bấm mạnh), kiên tỉnh, kiêng ngung,khúc trì, ngoại quan, cực tuyền. Bấm từ từ tăng dần đến mức tối đa mà bệnhnhân chịu được, thời gian trung bình 15-20 phút. Sau đó vận động nhẹ nhàngtheo sinh lý của khớp vai ở mức độ bệnh nhân chịu đựng. Thời gian điều trị1-2 lần/ngày trong 7-10 ngày. Đối với các bệnh nhân nặng có đau nhiều và gần như không vận độngđược khớp vai thì phải tổng hợp các thủ thuật xen kẽ của 1 liệu trình điều trị,có thể khác nhau như day, lăn, kéo rung, bấm huyệt và vận động khớp vai làchính, sau đó hướng dẫn cho bệnh nhân tự tập luyện. Tiến hành xoa bóp,day, lăn, kéo rung vai tay, làm mạnh dần và bấm các huyệt: phong trì, phongthủ (chỗ lõm giữa gáy trên chân tóc 1 tấc), phong môn (hai bên đối xứng,ngang mỏm gai đốt sống lưng 2 ra 1,5 tấc), a thị, thiên tăng (chỗ lõm xươngbả vai), kiên trinh (cánh tay khép, huyệt ở trên điểm đầu sau nếp nách 2 tấc),kiên ngung, hợp cốc, khúc trì (cẳng tay gấp 90o, huyệt ở đầu ngoài của nếplằn khuỷu tay), ngoại quan (chính giữa cẳng tay, giữa mu bàn tay trên lằn chỉcổ tay 2 tấc). Sau đó chuyển sang vận động khớp vai cho bệnh nhân theosinh lý vận động của khớp vai, lưu ý chỉ được phép tác động tới ngưỡng màbệnh nhân chịu đựng được. Thời gian điều trị 1-2 lần/ngày trong 10-20ngày/liệu trình, có thể phải làm 2-3 liệu trình. Cần hướng dẫn cho bệnh nhân tập nhẹ nhàng hằng ngày tại nhà theosinh lý vận động của khớp vai 2-3 lần/ngày như dang tay, giơ tay, khép tay,đưa tay ra trước và ra sau, quay tay. Tóm lại, xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trịkhông dùng thuốc kết hợp luyện tập vận động của bệnh nhân đem lại hiệuquả điều trị tốt cho bệnh nhân, giúp phục hồi tốt chức năng vận động củakhớp vai và giúp bệnh nhân trở lại lao động, sinh hoạt bình thường. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: