Danh mục tài liệu

Xu hướng phân tầng xã hội và luận bàn về phân tầng xã hội hợp thức ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.79 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước và phát triển kinh tế thị trường, phân tầng xã hội (PTXH) nổi lên như một vấn đề thời sự cấp bách. Có thể nhận thấy rất rõ sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng miền có xu hướng ngày một nới rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phân tầng xã hội và luận bàn về phân tầng xã hội hợp thức ở Việt Nam hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0035 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 87-95 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XU HƯỚNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ LUẬN BÀN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI HỢP THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tô Phương Oanh Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước và phát triển kinh tế thị trường, phân tầng xã hội (PTXH) nổi lên như một vấn đề thời sự cấp bách. Có thể nhận thấy rất rõ sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng miền có xu hướng ngày một nới rộng. Phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo đã trở thành những vấn đề nổi cộm mà ai cũng cảm nhận được. Tuy nhiên phân tầng xã hội có phải là bất công bằng xã hội hay không? Phân tầng xã hội có hoàn toàn xấu và tiêu cực hay không? PTXH có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, sự bất ổn xã hội để phải ngăn chặn, khống chế, kiểm soát, giảm thiểu tác hại cũng như thu hẹp phạm vi tác động? Ở bài viết này, tác giả sẽ nghiên cứu góc nhìn khác từ sự phân tách khái niệm PTXH và luận bàn về phân tầng hợp thức hướng tới công bằng xã hội ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Phân tầng xã hội (PTXH), phân tầng xã hội hợp thức, phân tầng xã hội không hợp thức, công bằng xã hội, phân hóa giàu nghèo. 1. Mở đầu Phân tầng xã hội cùng với cấu trúc xã hội là chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học. Nhiều nhà khoa học xã hội lớn trên thế giới đã đưa ra các quan niệm khác nhau về bản chất, nguyên nhân và xu hướng của sự phân tầng xã hội (PTXH). Karl Marx coi bản chất của PTXH là bất bình đẳng xã hội do cấu trúc xã hội giai cấp gây ra. Giai cấp thống trị về mặt kinh tế đồng thời là giai cấp chiếm vị thế cao và thống trị các giai cấp khác về mặt chính trị, tinh thần. Giai cấp bị trị về mặt kinh tế đồng thời nằm ở những tầng lớp dưới của cơ cấu PTXH. Học thuyết của Marx về cấu trúc xã hội giai cấp cũng chỉ rõ rằng trong xã hội có sự phân chia giai cấp, sự PTXH diễn ra dưới hình thức bất bình đẳng xã hội sâu sắc với hình dạng chóp nón, tức là đa số dân cư trong xã hội nằm ở tầng đáy của hình tháp và một bộ phận nhỏ thiểu số giai cấp thống trị nằm ở tầng đỉnh chóp của tháp. Các nhà khoa học sau Marx đã tiếp tục nghiên cứu sự PTXH và chỉ ra nhiều chiều cạnh của mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội của nó. PTXH luôn có quan hệ với phân hóa giàu Ngày nhận bài:1/2/2016. Ngày nhận đăng:1/5/2016. Liên hệ: Tô Phương Oanh, e-mail: tophuongoanh@gmail.com. 87 Tô Phương Oanh nghèo trong xã hội: những người giàu có trong xã hội luôn có xu hướng chiếm giữ những tầng cao trong tháp PTXH. Những người lao động làm các công việc đơn giản, thô sơ hay thiếu việc làm hoặc thất nghiệp thường có thu nhập thấp và do vậy thường bị rơi xuống tầng lớp đáy của xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo và PTXH ở Việt Nam cũng diễn ra theo xu hướng chung của lịch sử xã hội loài người trong đó sự phân hóa giàu nghèo luôn gắn với PTXH. Các điều kiện kinh tế luôn đóng vai trò quy định vị thế và vai trò xã hội của các cá nhân, gia đình trong cơ cấu PTXH. Những người giàu có thường chiếm lĩnh vị trí thuộc tầng lớp trên và những người nghèo đói bị rơi xuống tầng lớp dưới. Ở Việt Nam vấn đề PTXH được đề cập và nghiên cứu trong thời gian không lâu nhưng đã có nhiều nhà xã hội học quan tâm, nghiên cứu và có nhiều công trình sâu sắc về vấn đề này. Công trình nghiên cứu sớm nhất về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội là đề tài nghiên cứu đã được công bố vào đầu những năm 1990. Các nghiên cứu này đã xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để nhấn mạnh vai trò quyết định của phương thức sản xuất và trao đổi đối với cơ cấu xã hội ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới kinh tế đã thúc đẩy sự biến đổi mới cơ cấu xã hội và đặt ra yêu cầu nghiên cứu về thành phần và cơ cấu xã hội đang đổi mới ở Việt Nam. Tài liệu [4] đã chỉ ra tác động về KT-XH trong công cuộc đổi mới và được phản ánh trước hết trong việc nâng cao mức sống. Nghiên cứu này đã chỉ ra hệ quả của PTXH theo mức sống được đo bằng các chỉ báo về nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Tác giả chỉ ra rằng, phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hoá, phân cực giàu nghèo song phản ứng của người dân Hà Nội trước hiện tượng này là khá bình tĩnh, tuy vẫn có sự phản ứng khác nhau giữa người giàu và người nghèo, nhóm nghề nghiệp, nhóm cán bộ về hưu, nhóm người già,. ...

Tài liệu có liên quan: