
Xử lý khí HCl
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý khí HCl z ĐỒ ÁN MÔN: KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI ĐỒ ÁN XỬ LÝ KHÍ HCl ĐỒ ÁN MÔN: KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ HCL I.1 TỔNG QUAN VỀ KHÍ HYDROCLORUA I.1.1 Đặc điểm lý hóa của khí Hydro clorua (HCl) Cấu trúc phân tử của hydro clorua Công thức phân tử HCl (khí) Phân tử gam: 36,4606 g/mol Độ hòa tan trong nước ở 20 oC: 720g/L Điểm nóng chảy: -114,2oC Điểm sôi: -85,1oC Hòa tan trong nước, dung dịch NaOH, Ca(OH)2 HCl là khí độc hại, chất ăn mòn. Hợp chất hóa học hydro clorua HCl, là một chất khí không màu, độc hại, có tính ăn mòn cao, tạo thành khói trắng khi tiếp xúc với hơi ẩm. Hơi trắng này là axít clohiđric được tạo thành khi hydro clorua hòa tan trong nước. Hydro clorua cũng như axít clohiđric là các hóa chất quan trọng trong công nghiệp hóa chất, khoa học, công nghệ. Phân tử hydro clorua (HCl) là một phân tử hai nguyên tử đơn giản, bao gồm một nguyên tử hydro và một nguyên tử clo kết hợp với nhau thông 1 XỬ LÝ KHÍ HCL BẰNG NƯỚC ĐỒ ÁN MÔN: KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu qua một liên kết đơn cộng hóa trị. Do nguyên tử clo có độ âm điện cao hơn so với nguyên tử hiđrô nên liên kết cộng hóa trị này là phân cực rõ ràng. Do phân tử tổng thể có mômen lưỡng cực lớn với điện tích một phần âm δ- tại nguyên tử clo và điện tích dương δ+ tại nguyên tử hydro, nên phân tử hai nguyên tử hydro clorua là phân tử phân cực mạnh. VÌ thế, nó rất dễ dàng hòa tan trong nước cũng như trong các dung môi phân cực khác. Khi tiếp xúc với nước, nó nhanh chóng bị ion hó a, tạo thành các cation hydro (H3O+) và các anion clorua (Cl-) thông qua phản ứng hóa học thuận nghịch sau: HCl + H2O → H3O+ + Cl− Dung dịch tạo thành được gọi là axít clohiđric và nó là một axít mạnh. Hằng số điện li axít hay hằng số ion hóa Ka là rất lớn, nghĩa là HCl bị điện li hay ion hóa toàn phần trong nước. Kể cả khi không có mặt nước thì hydro clorua vẫn có thể có phản ứng như một axít. Ví dụ, hydro clorua có thể hòa tan trong các dung môi phân cực khác như mêtanol và có phản ứng như một chất xúc tác axít cho các phản ứng hóa học khi điều kiện khan nước (anhiđrơ) là mong muốn. HCl + CH3OH → CH3O+H2 + Cl− HCl cung cấp proton cho phân tử mêtanol (CH 3OH) Do bản chất axít của nó, hydro clorua là một chất khí có tính ăn mòn, cụ thể là khi có sự hiện diện của hơi ẩm. Khói trắng của clorua hiđrôloric làm thay đổi pH của giấy quỳ. Màu đỏ chỉ ra rằng dung dịch có tính axít. I.1.2 Nguồn gốc phát sinh khí HCl : HCl được sinh ra trong các quá trình: 2 XỬ LÝ KHÍ HCL BẰNG NƯỚC ĐỒ ÁN MÔN: KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu -Quá trình điện phân muối ăn sản xuất xút. -Quá trình gia công chế biến có sử dụng Clo (quá trình Clo hóa). -Các cơ sở gia công chế biến kim loại có tẩy rửa bằng HCl. -Quá trình thiêu đốt chất dẻo, giấy và rác thải công nghiệp. -Quá trình mạ điện. -Quá trình làm sạch các nồi đun nấu. - Quá trình sản xuất phân bón, dệt nhuộm và chế biến thực phẩm I.1.3 Ảnh hƣởng của HCl đố i với môi trƣờng và con ngƣời : a/ Đối với con ngƣời Tiếp xúc với khí HCl gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ở nhiều dạng khác nhau bao gồm làm ngứa phổi, da và màng nhầy, làm tê liệt hóa các chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, ngoài ra còn các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Tiếp xúc nhiều hơi axit clohidric có thể bị nhiễm độc, gây ra bệnh viêm dạ dày, bệnh viêm phế quản kinh niên, bệnh viêm da và giảm thị giác. Do tác dụng kích thích cục bộ, HCl sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu trường hợp nặng có thể dẫn tới phổi bị mọng nước. Tiếp xúc khí HCl qua đường hô hấp lâu ngày có thể gây ra khàn giọng, phỏng và loét đường hô hấp, đau ngực và bệnh dị ứng phổi. Tiếp xúc với liều lượng cao gây ra nôn mửa, dị ứng phổi và chết do nhiễm độc. Clorua hidro tạo thành axit clohidric có tính ăn mòn cao khi tiếp xúc với cơ thể. Việc hít thở bởi hơi khói gây ra ho, nghẹt th ở, viêm mũi, họng và phần phía trên của hệ hô hấp. Trong những trường hợp nghiêm trọng là phù phổi, tê liệt hệ tuần hoàn và tử vong. Tiếp xúc với da có thể gây mẩn đỏ, các thương tổn hay bỏng nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra mù mắt trong những trường hợp nghiêm trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), HCl có thể gây ảnh hưởng hệ thống vị giác, mắt, da, mũi, mồm. 3 XỬ LÝ KHÍ HCL BẰNG NƯỚC ĐỒ ÁN MÔN: KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu Bắt đầu ở nồng độ 0,1- 3,23 mg/m3 đã thấy có mùi, từ 2,83-12,8 mg/m3 thấy mùi rõ và từ 8,3-32,9 mg/m3 thấy mùi nặng. Công nhân làm việc nồng độ 15 mg/m3 ở thời gian dài có thể bị hỏng răng và để bảo vệ sức khỏe công nhân nên duy trì nồng độ ở mức 2,9 mg/m3. Không gây ung thư b/ Đối với môi trƣờng: HCl làm cho cây cối chậm phát triển, với nồng độ cao thì cây chết . HCl có tác dụng làm giảm độ mỡ bóng của lá cây, làm cho các tế bào biểu bì của lá bị co lại. I.1.4 Ứng dụng: Một số ứng dụng của hiđrô clorua là: Sản xuất axít clohiđric. Hiđrôclorinat hóa cao su. Sản xuất các clorua vinyl và alkyl. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp xử lý khí HCl kỹ thuật xử lý khí thải nguồn gốc phát sinh khí HCl phương pháp hấp thụ phương pháp đốtTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Thực hành xử lý nước cấp - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
23 trang 63 0 0 -
Bài tập hóa kỹ thuật - Tập 1 - Đáp án và hướng dẫn phần I
15 trang 56 0 0 -
Giáo trình Bài tập Hóa kỹ thuật: Phần 1
70 trang 43 0 0 -
Bài giảng Quá trình hấp thụ - Lê Thị Thái Hà
45 trang 28 0 0 -
Bài giảng: Công nghệ chế biến khí - TS. Nguyễn Hữu Lương
55 trang 27 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật xử lý khí thải: Chương 1 - Phạm Khắc Liệu
26 trang 25 0 0 -
Xử lý nước thải bằng than hoạt tính
12 trang 24 0 0 -
Bài thuyết trình môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Phương pháp hấp thụ
51 trang 23 0 0 -
GIÁO TRÌNH HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
149 trang 22 0 0 -
Đôi nét về công nghệ khí hóa than
5 trang 20 0 0 -
65 trang 20 0 0
-
Giáo trình Công nghệ đột dập CNC
121 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật xử lý khí thải: Chương 2 - Phạm Khắc Liệu
73 trang 19 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật xử lý khí thải: Chương 4 - Phạm Khắc Liệu
62 trang 18 0 0 -
Bài tiểu luận: Hấp thụ khí SO3 bằng H2SO4
17 trang 18 0 0 -
4 trang 17 0 0
-
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Phương pháp hấp thụ
32 trang 13 0 0 -
Ảnh hưởng của hỗn hợp nhiên liệu diesel/nước/hydro đến tính năng kỹ thuật và NOx của động cơ diesel
7 trang 13 0 0 -
Đề tài: Xây dựng mô hình vật lý mô phỏng công nghệ xử lý khí thải lò đốt vỏ hạt điều
24 trang 12 0 0 -
56 trang 11 0 0