Danh mục tài liệu

Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan sát lâm sàng và thực nghiệm, người ta thấy một số thuốc trừ tà có tác dụng ức chế các phản ứng quá mẫn, tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều đạt kết quả điều trị tốt. Học viện Y 1 - Thượng Hải chọn mặt bệnh luput ban đỏ để nghiên cứu tác dụng của thuốc “hoạt huyết - hóa ứ là chủ”. - Cẩm Hồng Phương dùng bài thuốc hoạt huyết - hóa ứ ( gồm: Đại hoàng, hồng hoa, xích thược, bạch thược, tần cửu, hoàng tinh, cam thảo) để điều trị luput ban...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 3) Y học Cổ truyền với miễn dịch và khả năng kháng khuẩn (Kỳ 3) Quan sát lâm sàng và thực nghiệm, người ta thấy một số thuốc trừ tà có tácdụng ức chế các phản ứng quá mẫn, tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều đạt kếtquả điều trị tốt. Học viện Y 1 - Thượng Hải chọn mặt bệnh luput ban đỏ để nghiên cứu tácdụng của thuốc “hoạt huyết - hóa ứ là chủ”. - Cẩm Hồng Phương dùng bài thuốc hoạt huyết - hóa ứ ( gồm: Đại hoàng,hồng hoa, xích thược, bạch thược, tần cửu, hoàng tinh, cam thảo) để điều trị luputban đỏ. Dựa vào chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị, tác giả kết luận thuốchoạt huyết hóa ứ có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn. - Tần Vạn Chương lấy dịch triết của xích thược, hoàng đằng dưới dạngthuốc tiêm và dùng thuốc hoạt huyết - hóa ứ điều trị luput ban đỏ, quan sát điều trịđến khi bệnh ổn định thấy các chỉ tiêu miễn dịch của nó đều được cải thiện. Đồngthời trải qua hàng chục năm nghiên cứu kết hợp dùng vị thuốc “ lôi công đằng chếtễ” (chế phẩm từ cây rau má) để điều trị luput ban đỏ, tác giả nhận thấy tỷ lệ khỏicao (79,4 » 91%), các triệu chứng phát sốt, đau khớp , tổn thương da đều được cảithiện ; các tổn thương nội tạng đều có chuyển biến tốt. Các xét nghiệm hệ thốngmáu, anbumin niệu, chức năng gan và thận đều được cải thiện tốt, tốc độ máu lắnghạ thấp; Các chỉ tiêu miễn dịch tế bào, globulin miễn dịch, chức năng tế bàolimpho đều có chuyển biến tốt.Tác giả rút ra kết luận: lôi công đằng có tác dụngchống viêm, điều tiết công năng miễn dịch. Những nghiên cứu của Viện Y 1 -Thiên Tân đã ứng dụng thuốc thanh nhiệt - giải độc: Kim ngân hoa, liên kiều, bảnlam căn (rễ của thanh đại diệp - lá chàm mèo - cây bọ mắm), nhưng thanh đại diệplà chính để ức chế phản ứng quá mẫn trong điều trị bệnh luput ban đỏ, có hiệu quảrõ rệt. Học viện Trung y - Quảng Châu dùng bài “thanh ôn bại độc ẩm” để điều trịbệnh viêm da - thần kinh cũng thu được kết quả tốt. Thuốc thanh nhiệt - giải độckhông những có tác dụng kháng khuẩn, kháng bệnh độc cảm nhiễm mà còn có thểức chế phản ứng quá mẫn, tiêu trừ phức hợp miễn dịch, từ đó ức chế có hiệu quảcác phản ứng miễn dịch. 2.3.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch của thuốc trừ tà: + Căn cứ vào nghiên cứu thực nghiệm các hội chứng thực chứng người tanhân thấy một số thuốc hoạt huyết - hóa ứ và thanh nhiệt - giải độc có tác dụngtăng cường miễn dịch bao gồm: số lượng bạch cầu tăng cao, xúc tiến bạch cầukhổng lồ tăng thực bào, xúc tiến tăng chuyển hóa tế bào limpho, hình thành cácIL2 (Interlerkill2), và hình thành kháng thể. Thông qua sử dụng một số thuốc điềutrị trên lâm sàng nhiều tác giả đã thu được kết quả nhất định. Tổng hợp các báocáo phát hiện phương thuốc “bạch hổ thang” có tác dụng xúc tiến chức năng thựcbào của đại thực bào tương đối tốt. Bài “quế chi gia truật thang” có tác dụng ứcchế quá mẫn, trung hòa kháng nguyên và sản sinh kháng thể. Thực nghiệm còn chứng minh, bài thuốc “bài nùng thang” và “bài nùngtán” đều có tác dụng ức chế rõ đối với bạch cầu đa nhân. Kết qủa thực nghiệm trênchuột cống cho thấy 2 phương thuốc trên đều có tác dụng ức chế và xúc tiến dòngbạch cầu đa nhân, tác dụng này phụ thuộc vào loại thuốc và nồng độ thuốc; bàithuốc “tiểu thanh long thang” có tác dụng ức chế globulin E miễn dịch (IgE), ứcchế quá mẫn. Ngoài ra, các loại thuốc trừ tà, thuốc lợi thấp - sơ phong phần nhiều có tácdụng tiêu viêm thoái mẫn. + Các phương thuốc thường dùng là: “ma hoàng thang”, “sơ phong thanhnhiệt ẩm”, “trừ thấp vị linh thang”, “tần cửu ngưu bàng thang”, “đan bì ẩm”,“toàn trùng phương”, “lương huyết giải độc thang”, “long đờm thảo tả can thang”. + Những báo cáo lâm sàng về tác dụng tăng cường miễn dịch của thuốc trừtà ngày càng nhiều, nhưng thực nghiệm chưa được đầy đủ. Tuy nhiên, người tacũng thống nhất kết luận thuốc phù chính và trừ tà đều có tác dụng điều tiết miễndịch. Trên lâm sàng thường dùng kết hợp cả hai phương pháp này để điều trị bệnhngoài da. - Theo báo cáo của Vương Đức Tuệ, phối hợp thuốc phù chính - trừ tà vớilôi công đằng (tích tuyết thảo) để điều trị 36 bệnh nhân vẩy nến (ngân tiết bệnh)thấy có hiệu quả khá mỹ mãn. Trong điều trị , tác giả đã chọn dùng lôi công đằngkết hợp với biện chứng luận trị , lựa chọn một số thuốc phù chính - trừ tà để tổchức phương thuốc: - Một số vị thuốc thường dùng để trừ tà: Thổ phục linh, bạch hoa xà thiệtthảo, tử thảo, hoàng liên, hoàng cầm, sơn đậu căn, long quí, ô tiêu xà, chích ngôcông, cương tàm, kim ngân hoa, khổ sâm, xuyên khung, đan sâm, nga truật, đạihoàng và thuyền y. Một số vị thuốc thường dùng để phù chính: Đẳng sâm, hoàngkỳ, thủ ô, sinh địa, xích bạch thược, bạch truật, phục linh, hồng táo, hoàng tinh,sơn dược, biển đậu, thích ngũ gia bì, hoàng kỳ thích ( ...