Danh mục tài liệu

7CÁC RỐI LOẠN CẢM XÚC

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 7các rối loạn cảm xúc, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
7CÁC RỐI LOẠN CẢM XÚC 7 CÁC RỐI LOẠN CẢM XÚC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các triệu chứng và hội chứng rối loạn cảm xúc chủ yếu. 2. Khám, phát hiện được các triệu chứng, hội chứng cảm xúc thông thường để áp dụngcho việc chẩn đoán vầ điều trị. I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC Cảm xúc là một quá trình hoạt động tâm thần, biểu hiện thái độ của con người đối vớinhững kích thích từ bên ngoài cũng như từ bên trong cơ thể, đối với những ý tưởüng và ýniệm thuộc phạm vi xã hội cũng như thuộc phạm vi thế giới vật lý. Nói tóm lại, cảm xúc biểuhiện thái độ con ngưòi đối với thực tế chung quanh và đối với bản thân. Cảm xúc không thể tách ra khỏi các quá trình hoạt động tâm thần khác như : tư duy, trínhớ, trí tuệ ... ta không thể hoàn chỉnh các quá trình nhận thức thực tại nếu thiếu cảm xúc,cảm xúc được hoàn thành từ thực tại. Cơ sở giải phẫu của cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ não, vùng nầy chi phối cảm xúcthấp như bản năng, phần nhỏ hơn ở vỏ não chi phối cảm xúc cao như tình cảm Cơ chế của cảm xúc là cơ chế thần kinh, qua trung gian cơ chế thần kinh, các biến đổicảm xúc thường gây ra nhiều biến đổi nội tiết và đây là cơ sở sinh lý của nhiều bệnh cơ thểtâm sinh . II. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CẢM XÚC 1. Cách thứ nhất: phân biệt cảm xúc cao và cảm xúc thấp . - Cảm xúc thấp: là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ những nhu cầu của cơ thể, bản năng,như thích ngọt ghét đắng, sợ hãi khi gặp nguy hiểm ... - Cảm xúc cao: còn gọi là tình cảm, xuất hiện trong mối quan hệ xã hội, phụ thuộc vàoviệc thỏa mãn các nhu cầu có tính chất xã hội, thẩm mỹ, luân lý ... cảm xúc cao phát triễn trêncơ sở ý thức. Cảm xúc cao chi phối, kìm hãm cảm xúc thấp. Lòng yêu nước, yêu cái tốt, ghétcái xấu là những cảm xúc cao . 2. Cách thứ hai: chia theo cảm xúc âm tính và dương tính. - Cảm xúc dương tính: biểu hiện sự thỏa mãn, làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt độngnhư : cảm xúc vui sướng, thân ái thiện cảm ... - Cảm xúc âm tính: biểu hiện sự không thỏa mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực nhưcảm xúc buồn rầu, xấu hổ, tức giận ... 3. Cách thứ ba: chia theo cường độ. - Khí sắc: là trương lực của cảm xúc J. Delay đã định nghĩa: “khí sắc là trạng thái cảmxúc cơ bản, phong phú trong cách biểu lộ cảm xúc và bản năng, nó tạo ra trong tâm hồn mỗingười một sắc điệu dễ chịu hoặc khó chịu, dao động giữa hai cực thích thú và đau khổ“. Khísắc thể hiện cường độ cảm xúc con người trong một thời điểm nhất định. Trong hội chứngtrầm cảm thì khí sắc giảm và ngược lại trong hội chứng hưng cảm thì khí sắc tăng 8 - Ham thích: là cảm xúc mạnh, sâu sắc, bền vững trong một thời gian dài, hamthích thúc đẩy hoạt động có ý chí, như ham thích âm nhạc, thơ văn, học tập ... - Xung cảm: là một cảm xúc có cường độ mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột trongmột thời gian ngắn, thường kèm theo xung động ngôn ngữ và vận động, do tác dụng củanhững kích thích mạnh gây sợ hãi hoặc bất toại, xung cảm gọi là bệnh lý khi nó xuất hiệnkhông tương ứng với kích thích thực tế bên ngoài mà dường như do những kích thích bêntrong. Ở trẻ con, những cơn xung cảm thường được thể hiện bằng các cơn ngất, xỉu. Xungcảm thường gặp trong hội chứng hưng cảm, sa sút trí tuệ, động kinh, ngộ độc rượu, tâm thầnphân liệt . III. CÁC TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN CẢM XÚC 1. Các triệu chứng thuộc về giảm và mất cảm xúc - Giảm khí sắc: bệnh nhân buồn rầu ủ rủ, gặp trong hội chứng trầm cảm . - Cảm xúc bàng quan: bệnh nhân mất phản ứng cảm xúc, không biểu lộ cảm xúc ra vẻmặt, trong trường hợp nặng hơn, gặp trong giai đoạn cuối của bệnh tâm thần phân liệt thì bệnhnhân mất cả khả năng biểu lộ cảm xúc, bệnh nhân hoàn toàn thụ động, lờ đờ, trạng thái nầygọi là cảm xúc tàn lụi . 2. Các triệu chứng thuộc về tăng cảm xúc - Tăng khí sắc: bệnh nhân vui vẻ, luôn cảm thấy khoan khoái, gặp trong hội chứng hưngcảm . - Khoái cảm: bệnh nhân vui vẻ một cách vô nghĩa, không thích ứng với hoàn cảnh,thường gặp trong các trạng thái sa sút trí tuệ, hội chứng hưng cảm hoặc trong bệnh tâm thầnphân liệt, ngoài ra còn gặp trong các bệnh lý thần kinh như bệnh liệt toàn thể tiến triển dogiang mai thần kinh . 3. Các triệu chứng cảm xúc khác - Cảm xúc hai chiều: đối với một đối tượng đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàntrái ngược nhau như vừa yêu lại vừa ghét, vừa thích vừa không thích ... - Cảm xúc trái ngược: là cảm xúc không thích hợp với sự kiện hoặc có khi lại trái ngượcvới hoàn cảnh, như được thư vui lại khóc, nghe tin buồn lại cười vui vẻ ... - Cảm xúc tự động: bệnh nhân vui, buồn, cười khóc, giận dữ vô cớ không do một kíchthích thích hợp bên ngoài gây ra . Các triệu chứng ...