Danh mục tài liệu

Albert Einstein

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Albert einstein (1879 - 1955 ), vĩ nhân thứ támThủ bút bằng tiếng Ðức của một bài báo đăng bằng tiếng Anh về E = mc² tựa đề: "The Most Urgent Problem of Our Time". Ðăng trong tờ Science Illustrated, 1946. Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Albert Einstein Albert EinsteinAlbert einstein (1879 - 1955 ), vĩ nhân thứ tám Thủ bút bằng tiếng Ðức của một bài báo đăng bằng tiếng Anh về E = mc² tựađề: The Most Urgent Problem of Our Time. Ðăng trong tờ Science Illustrated, 1946. Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thếgiới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trìnhcho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫnchỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phốHiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật củaphương trình đó.Trước lời ca tụng, trước vinh quang rực rỡ, Albert Einstein, tác giả của phươngtrình lừng danh kể trên lại, giữ một bộ mặt thẹn thùng, xa lạ. Sự quảng cáo thanhdanh đã quấy nhiễu ông suốt đời nhưng tất cả đều bị ông coi thường, lãnh đạm.Einstein chỉ khao khát độc nhất sự trầm lặng để có thể suy nghĩ và làm việc.1- Thời niên thiếu. Albert Einstein sinh ngày 14-3- 1879 tại Ulm, miền Wurtemberg, nước Đức. Cái tỉnh nhỏ bé này không mang lại cho Albert một kỷ niệm nào cả vì năm sau, gia đình Einstein đã di chuyển tới Munich. Sống tại nơi đây được một năm, một người em gái của Einstein ra chào đời và từ đó không có thêm tiếng trẻ thơ nữa. Chủ gia đình, ông Hermann Einstein là người lạc quan, tính tình vui vẻ. Còn bà mẹ, bà Pauline Koch, đã tỏ ra có óc thẩm mỹ ngoài bản tính cần cù, tế nhị. Bà hay khôi hài và yêu thích âm nhạc.Vốn dòng dõi Do Thái nhưng gia đình Einstein lại sinh sống như người Đức vì tổtiên của họ đã sinh cơ lập nghiệp tại nước Đức lâu đời. Các phong tục Do Thái cũđều còn lại rất ít, trong khi tôn giáo bao giờ cũng là thứ mà họ giữ gìn. Vào các ngàylễ riêng của đạo Do Thái, nhóm dân này thường cử hành các buổi lễ theo nghi thứccổ truyền. Ngoài ra, cứ vào ngày thứ năm, gia đình Einstein thường mời một sinhviên Do Thái nghèo túng đến dùng cơm rồi cùng nhau nhắc nhở lại các điều răntrong Thánh Kinh Cha Hermann Einstein Mẹ Pauline Koch Munich, thành phố mà Albert Einstein đã sống trong thời thơ ấu, là trungtâm chính trị và văn hóa của nước Đức tại miền nam. Ông Hermann đã mở tạithành phố này một cái xưởng nhỏ về điện cơ. Ông có một người em là kỹ sư điệnnhiều kinh nghiệm, hai anh em cùng góp sức vào việc khai thác nguồn lợi: anhtrông nom về mặt giao dịch buôn bán còn em cai quản phần kỹ thuật chuyên môn.Từ ngày lọt lòng mẹ, cậu Albert chẳng có gì khác hơn những đứa trẻ thông thường.Cậu chậm biết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹtưởng cậu bị câm. Hai ba năm sau, Albert vẫn còn là đứa trẻ ít nói, rút rát, thườnglánh xa mọi đứa trẻ cùng phố. Cậu ít bạn và không ưa thích đồ chơi. Đoàn lính bằngchì của cha tặng cho cũng không làm cậu vui thích, điều này quả là khác thường bởivì xứ sở này phải gọi là quê hương của những đoàn quân thiện chiến, của cáctướng lãnh lừng danh như Bismarck, như Von Moltke. Cách giải trí mà cậu ưa thíchlà hát khe khẽ các bài thánh ca khi dạo mát một mình ngoài cánh đồng. Einstein đãsống trong tình thương của cha mẹ và bên cạnh người chú tài ba. Chính nhờ ôngnày mà Einstein có được các khái niệm đầu tiên về Toán Học. Hình lớp học tại Munich năm 1889. Einstein đứng thứ hai, bên phải, hàngđầu. Câu chỉ giỏi toán và la tinh (Hình của Stadtarchiv, Ulm )Thời bấy giờ tại nước Đức, các trường tiểu học không phải do chính phủ mở ra màđược các giáo hội phụ trách. Tuy theo đạo Do Thái nhưng ông Hermann lại cho contheo học một trường tiểu học Thi ên Chúa giáo, có lẽ ông muốn con mình về saunày sinh sống như một đứa trẻ Đức. Einstein đã theo dần các lớp tiểu học màkhông hề cảm thấy mình là một đứa trẻ khác đạo. Tại trường học, Albert Einsteinkhông tỏ ra xuất sắc. Bản tính rút rát và ưa tư lự của cậu khiến cho các bạn thườngchế riễu cậu là người mơ mộng. Năm lên 10 tuổi, Albert Einstein rời trường tiểu học vào Gymnasium tức là trường ...