Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của chỉ số mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 644.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã thay đổi đáng kể hoạt động của các hệ thống ngân hàng trên thế giới (Gupta & cộng sự, 2018). Bài viết trình bày ảnh hưởng của chỉ số mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chỉ số mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Hữu Mạnh Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Nha Trang Email: manhnh@ntu.edu.vn Vương Thị Hương Giang Khoa Tài chính, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Email: giangvth@buh.edu.vn Mã bài: JED - 628 Ngày nhận bài: 13/04/2022 Ngày nhận bài sửa: 06/09/2022 Ngày duyệt đăng: 20/09/2022 Tóm tắt: Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã thay đổi đáng kể hoạt động của các hệ thống ngân hàng trên thế giới (Gupta & cộng sự, 2018). Tuy nhiên, tác động của mức độ phát triển ICT đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Do đó, nghiên cứu này kiểm tra tác động của gia tăng đầu tư phát triển ICT đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009-2020. Kết quả cho thấy chỉ số ICT tổng hợp và các chỉ số thành phần gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư nguồn lực, dịch vụ thông tin có tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong khi chỉ số ứng dụng công nghệ lõi có tác động ngược lại. Phát hiện này cho thấy việc đầu tư vào ICT của các ngân hàng thương mại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số hiện nay. Từ khóa: Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Ngân hàng thương mại, Lợi nhuận, Việt Nam. Mã JEL: C23, G21, G38 The impact of the Information and Communication Technologies (ICT) Index on profitability of Vietnamese commercial banks Abstract The advent of information technology in the banking industry has resulted in significant changes in the operation of banking systems worldwide (Gupta et al., 2018). On the other hand, the impact of information and communication technology development on the efficiency of the Vietnamese banking system remains an open question. As a result, this study investigates how an increase in the information and communication technology (ICT) development index affects commercial bank profitability in Vietnam from 2009 to 2020. Results According to the study, the composite ICT index (ICT total) and its component indexes, which include the infrastructure investment index (ICT_htkt), the resource investment index (ICT_htnl), and the information services index (ICT_dvtt), have a significant positive impact on the profitability of Vietnamese commercial banks. In contrast, the core ICT index (ICT_udnb) has a significant negative effect. Keywords: Information and Communications Technology (ICT) index, Commercial banks, Profitability, Vietnam. JEL Codes: C23, G21, G38 Số 304 tháng 10/2022 89 1. Giới thiệu Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và là một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo dự báo của tổ chức PricewaterhouseCoopers (2017), Việt Nam có thể là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong số các nền kinh tế trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tiềm năng khoảng 5,1%, sẽ đưa nền kinh tế của Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới vào năm 2050. Chính phủ Việt Nam cũng đã thể hiện cam kết và nỗ lực mạnh mẽ về đổi mới sáng tạo và ứng dụng ICT trong chiến lược phát triển chung của đất nước, cũng như trong tầm nhìn trung và dài hạn. Những nỗ lực và kết quả đạt được của Việt Nam trong thời gian qua thể hiện tính thống nhất cao trong chủ trương và chính sách liên quan đến chuyển đổi số và áp dụng ICT. Quan điểm định hướng qua đại hội Đảng lần thứ XIII với định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới 2021 - 2030 cũng nhấn mạnh vào vấn đề tập trung vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng. Thêm vào đó, Đảng và Chính phủ đã đề ra hàng loạt các quyết sách quan trọng liên quan đến đổi mới sáng tạo. Cụ thể như Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ chính trị (2019) về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ (2020) về phát triển bền vững; phù hợp với xu thế mới về phát triển Chính phủ số; Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2020) phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; và Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2021) phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2021. Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố năm 2019-2020, Việt Nam đã tăng xếp hạng từ vị trí 45 lên vị trí 42 trên bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới toàn cầu trên tổng số 129 các nền kinh tế được đánh giá. Việt Nam xếp trên cả Thái Lan (vị trí 44), Nga (47), Ấn Độ (48), và Brazil (62). Xét riêng trong nhóm 29 quốc gia có thu nhập trung bình thấp theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp hạng tốt nhất về đổi mới sáng tạo. Theo Bộ thông tin và Truyền thông (2020), ngành công nghiệp ICT, điện tử viễn thông đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Năm 2019, do ...

Tài liệu có liên quan: