Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa, hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid của cao chiết từ vỏ măng cụt (Garcinia mangostana)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 668.27 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đánh giá ảnh hưởng của các hệ dung môi chiết ethanol- nước đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ vỏ măng cụt. Cao ethanol 80% có khả năng chống oxy hóa tốt nhất và ở nồng độ 1 mg/mL khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS trên 60%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa, hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid của cao chiết từ vỏ măng cụt (Garcinia mangostana)TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 26, Số 2 (2024) ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MÔI ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA, HÀM LƯỢNG TỔNG CÁC HỢP CHẤT PHENOL VÀ FLAVONOID CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ MĂNG CỤT (Garcinia mangostana) Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Tôn Thất Tuấn2, Nguyễn Hồ Ngọc Thư2, Võ Tấn Dũng2, Lê Hoàng Anh Khôi2, Bùi Tiến Dũng1, Nguyễn Phi Tuân1, Hồ Thị Diệu Na1, Phan Thị Huyền Trang3, Nguyễn Minh Nhung1* 1Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2Trường THPT chuyên Khoa học Huế 3 Trường Cao đẳng Y tế Huế *Email: nguyenminhnhung7991@gmail.com Ngày nhận bài: 5/8/2024; ngày hoàn thành phản biện: 19/8/2024; ngày duyệt đăng: 01/11/2024 TÓM TẮT Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của các hệ dung môi chiết ethanol- nước đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ vỏ măng cụt. Cao ethanol 80% có khả năng chống oxy hóa tốt nhất và ở nồng độ 1 mg/mL khả năng bắt gốc tự do DPPH và ABTS trên 60%. Hàm lượng tổng các chất chống oxy hóa quy tương đương 96,12 ± 0,41 mg GA/g hoặc 48,75 ± 0,20 mg AS/g. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol được xác định bằng phương pháp Folin – Ciocalteu là 80,96 ± 0,51 mg GA/g. Hàm lượng tổng flavonoid được xác định bằng phương pháp tạo màu với AlCl3 trong môi trường kiềm cho giá trị 71,14 ± 0,35 mg QE/g. Cao chiết ethanol 80% từ vỏ măng cụt hứa hẹn là một nguồn dược liệu chống oxy hóa tiềm năng. Từ khoá: Chống oxy hoá, tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid, măng cụt.1. MỞ ĐẦU Các quá trình oxy hóa trong cơ thể, bao gồm duy trì năng lượng, giải độc và cácphản ứng miễn dịch, là nguyên nhân hình thành nhiều dạng oxy hoạt động (reactiveoxygen species, ROS) (1). Sự mất cân bằng giữa việc tạo ra quá mức ROS hoặc sự tích tụcác gốc tự do và khả năng giải độc của các hệ thống sinh học dẫn đến căng thẳng oxyhóa, một yếu tố chính trong sự phát triển của nhiều bệnh thoái hóa, ung thư và các bệnhmãn tính (2). Do đó, việc ổn định các gốc tự do đòi hỏi sự bổ sung các chất chống oxyhóa. 41Ảnh hưởng của dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa, hàm lượng tổng các hợp chất … Nhiều bộ phận của quả măng cụt (Garcinia mangostana) như thân, hạt, lá và đặcbiệt, các chiết xuất từ vỏ quả măng cụt đã được nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa(3), chống khối u hoặc chống ung thư (4), kháng cholinesterase (5), chống viêm (6)...Thành phần tạo nên các hoạt tính sinh học kỳ diệu này là các hợp chất như triterpenoid,polysaccharide, phenolic và flavonoid (7-9). Trong số bốn nhóm hợp chất này, các hợpchất phenol là quan trọng đối với ứng dụng về các hoạt tính chống oxy hóa và ung thưcủa vỏ măng cụt. Có nhiều phương pháp chiết xuất các chất chống oxy hóa từ các loài dược liệu,bao gồm chiết ngấm kiệt, chiết Soxhlet, chiết hồi lưu, chiết CO2 siêu tới hạn và chiết hồilưu có hỗ trợ vi sóng, siêu âm. Tuy nhiên, hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa của cáchợp chất này không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật chiết xuất mà còn vào loại dung môi sửdụng. Các hợp chất chống oxy hóa có trong mẫu dược liệu có các đặc tính và độ phâncực khác nhau, có thể tan hoặc không tan trong các dung môi cụ thể (10). Dung môi phâncực thường được sử dụng để chiết xuất các hợp chất phenol. Các dung môi phù hợp làhỗn hợp nước - ethanol, nước - methanol, nước – acetone và ethyl acetate. Trong đó,ethanol được coi là dung môi an toàn và hiệu quả nhất để chiết xuất các hợp chất phenol.Methanol thường dùng để chiết xuất các hợp chất phenol có khối lượng phân tử thấp,trong khi acetone, ethyl acetate và nước phù hợp hơn cho việc chiết xuất các hợp chấtphenol có khối lượng phân tử cao (11). Một số nghiên cứu trước đây cho thấy, hỗn hợpethanol - nước có khả năng chiết xuất các hợp chất phenol tốt hơn so với hỗn hợpmethanol - nước và acetone - nước (11, 12). Ngoài ra, cao chiết thu được từ hệ dung môiethanol - nước có thể ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó, bài báo này khảo sát ảnh hưởng của hệ dung môi chiết ethanol –nước đến hàm lượng tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid và hoạt tính chống oxyhóa in vitro của cao chiết thu được từ vỏ măng cụt.2. THỰC NGHIỆM2.1. Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị Vỏ măng cụt được thu nhận tại các chợ ở thành phố Huế. Tất cả hóa chất đều đạt tiêu chuẩn phân tích: Na2CO3, NaOH, NaNO2, AlCl3,H2SO4 (Xilong, Trung Quốc); (NH4)2MoO4, Gallic acid, Quercetin (Sigma – Aldrich); Folin– Ciocalteu, DPPH (Merck). Thiết bị chính được sử dụng là máy siêu âm Power Sonic 420 (Hàn Quốc) và máyquang phổ Jasco V-630 (Nhật Bản). 42TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 26, Số 2 (2024)2.2. Tách chiết cao từ vỏ măng cụt Mẫu nguyên liệu khô (3 gam) được chiết với các hệ dung môi chiết ethanol –nước với các nồng độ ethanol khác nhau (0; 20%, 40%, 60%, 80% và 96%), với các thôngsố chiết tương ứng: tỷ lệ mẫu: thể tích dung môi (g/mL) 1:50, thời gian chiết (phút): 90,số lần chiết: 3 lần, nhiệt độ sôi của dung môi. Các dịch chiết được làm lạnh đến nhiệt độphòng, lọc sau đó tiến hành cô quay chân không, thu được các cao tương ứng.2.3. Phương pháp xác định tổng khả năng chống oxy hóa (TAC) Tổng khả năng chống oxy hóa (Total Antioxidant Capacity - TAC) củ ...

Tài liệu có liên quan: