Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm nga (acipenser gueldenstaedtii brandt, 1833) giai đoạn cá bột lên cá hương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, 3 mật độ ương 1.000, 2.000 và 3.000 con/m2 được thử nghiệm nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ương ở mật độ 1.000 con/m2 (0,21 g/con/ngày) cao hơn so với cá ương ở mật độ 2.000 (0,17 g/con/ngày) và 3.000 con/m2 (0,15 g/con/ngày; p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ương ở mật độ 1.000 con/m2 cao hơn so với cá ương ở mật độ 3.000 con/m2 (56,2 so với 46,6%; p < 0,05) nhưng không khác biệt với mật độ 2.000 con/m2 (51,1%; p > 0,05).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm nga (acipenser gueldenstaedtii brandt, 1833) giai đoạn cá bột lên cá hươngTạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 75-80ISSN: 1859-3097http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmstẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆSỐNG CỦA CÁ TẦM NGA (ACIPENSER GUELDENSTAEDTIIBRANDT, 1833) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNGNguyễn Viết Thùy1*, Trần Văn Dũng212Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Việt NamViện Nuôi trồng Thủy sản-Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam*Email: thuy0032000@yahoo.comNgày nhận bài: 1-8-2013TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này, 3 mật độ ương 1.000, 2.000 và 3.000 con/m2 được thửnghiệm nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương. Kết quảnghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ương ở mật độ 1.000 con/m2(0,21 g/con/ngày) cao hơn so với cá ương ở mật độ 2.000 (0,17 g/con/ngày) và 3.000 con/m2(0,15 g/con/ngày; p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ương ở mật độ 1.000 con/m2 caohơn so với cá ương ở mật độ 3.000 con/m2 (56,2 so với 46,6%; p < 0,05) nhưng không khác biệt vớimật độ 2.000 con/m2 (51,1%; p > 0,05). Tỷ lệ sống của cá ương ở mật độ 1.000 và 2.000 con/m2(83,3 và 76,3%) cao hơn so với mật độ 3.000 con/m2 (60,3%). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy,mật độ thích hợp cho ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cá hương là dưới 2.000 con/m2 nhằmđảm bảo tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như tận dụng tốt thể tích ương nuôi.Từ khóa: Acipenser gueldenstaedtii, cá tầm Nga, mật độ ương, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống.ĐẶT VẤN ĐỀCá tầm Nga là loài cá sụn, có giá trị kinh tếrất cao, thịt thơm ngon và được nhiều người ưachuộng. Trứng cá tầm Nga (caviar) có giá rấtcao trên thị trường thế giới (trên 5.000USD/kg)trong khi đó thịt của chúng chỉ có giá khoảng20 USD/kg [3]. Cá tầm Nga phân bố tự nhiên ởcác vùng ôn đới, nhất là các vùng xứ lạnh nhưNga, Bulgari, Ukraina, Rumani, ... Cá tầm Ngacó khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi củanhiệt độ (2 - 30oC) và độ mặn [4, 9]. Cá tầmNga đã được di nhập và nuôi ở nhiều quốc giaở châu Âu, châu Mỹ và châu Á trong đó cóViệt Nam [5]. Việc khai thác quá mức và ngănsông, đắp đập xây thủy điện ở những vùng cátầm phân bố tự nhiên đã làm suy giảm sảnlượng khai thác của loài cá này [3, 9].Ở Việt Nam, ngay từ khi nhập về năm2005, cá tầm Nga đã nhanh chóng thích ứng tốtvới điều kiện nuôi ở các thủy vực nước ngọt,lạnh thuộc Tây Bắc và Tây Nguyên [1]. Trongvài năm trở lại đây, nghề nuôi cá nước lạnh ởnước ta, với hai đối tượng chủ lực là cá tầm vàcá hồi vân, phát triển hết sức mạnh mẽ cả vềdiện tích và sản lượng. Sự phát triển của củanghề nuôi cá tầm đã đưa Việt Nam nằm trongnhóm 10 nước sản xuất cá tầm lớn nhất thế giới[1]. Việc phát triển nghề nuôi cá nước lạnh có ýnghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xãhội ở các vùng núi cao giúp tận dụng hiệu quảcác vùng nước lạnh, vốn không thích hợp chonuôi các đối tượng cá nước ngọt nhiệt đớitruyền thống, để nuôi các đối tượng có giá trịkinh tế rất cao như cá tầm và cá hồi vân.75Nguyễn Viết Thùy, Trần Văn DũngTuy nhiên, nghề nuôi cá tầm Nga hiện cũngđang gặp rất nhiều khó khăn do phải nhập khẩutrực tiếp trứng, cá giống và thức ăn từ các nướcnhư Mỹ, Phần Lan và Trung Quốc [1]. Điềunày làm gia tăng rủi ro và chi phí trong quátrình sản xuất. Kết quả ương giống cá nóichung và cá tầm Nga nói riêng phụ thuộc vàonhiều yếu tố như chất lượng con giống, thức ăn,các yếu tố môi trường, mật độ ương, thiết bịương ... [8, 12]. Trong đó, mật độ ương là mộttrong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh tế và kỹ thuật. Việc gia tăng mậtđộ ương giúp tận dụng tốt diện tích nuôi, giatăng hiệu quả kinh tế, tuy nhiên lại đi kèm vớinhiều rủi ro như làm giảm tốc độ tăng trưởng,tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh của cá, đặcbiệt trong điều kiện ương nuôi với mật độ cao[7, 10, 12, 13]. Một số nghiên cứu về ảnhhưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệsống của cá tầm cho thấy, tùy giai đoạn ươngmà mật độ thích hợp từ 1.000 - 5.000 con/m2đối với giai đoạn cá bột lên cá hương và 200 800 con/m3 giai đoạn cá hương lên cá giống.Tuy nhiên, ở các nước nhiệt đới như Việt Nam,nhiệt độ thấp có được là do chênh lệch áp suấttheo độ cao, do đó, mật độ ương cá nước lạnhthường thấp hơn so với vùng ôn đới do giới hạnhòa tan của oxy vào nước theo độ cao. Cho đếnnay, ở nước ta vẫn chưa có nghiên cứu nào vềảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng vàtỷ lệ sống của cá tầm Nga giai đoạn cá bột lêncá hương. Nghiên cứu này được thực hiệnnhằm xác định mật độ ương phù hợp góp phầnnâng cao tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệuquả ương cá tầm Nga giai đoạn cá bột lên cáhương trong điều kiện Lâm Đồng và các tỉnhvùng Tây Nguyên.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPVật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệmNghiên cứu được thực hiện tại Trung tâmnghiên cứu Cá nước lạnh Tây Nguyên (LâmĐồng) từ tháng 2 - 10 năm ...

Tài liệu có liên quan: