Ảnh hưởng của nước biển dâng đến thủy triều khu vực biển miền trung của Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 8.71 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình và phân tích điều hòa. Các kết quả mô phỏng về thủy triều trong khu vực biển miền Trung của Việt Nam cho thấy rằng thủy triều có sự biến đổi cả về biên độ và pha của các phân triều chính như M2, S2, K1 và O1. Cụ thể, kết quả giá trị trung bình đối với M2 là 0,1 m và 10,20 ; đối với S2 là 0,12 m và 12,50 ; đối với K1 là 0,2 m và 17,20 ; đối với O1 là 0,21 m và 20,20 . Một số kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng những đóng góp quan trọng nhất vào sự thay đổi của thủy triều trong khu vực là sự thay đổi địa hình và diện tích của thủy vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nước biển dâng đến thủy triều khu vực biển miền trung của Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 3; 2015: 225-234 DOI: 10.15625/1859-3097/15/3/7217 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN THỦY TRIỀU KHU VỰC BIỂN MIỀN TRUNG CỦA VIỆT NAM Nguyễn Quốc Trinh1*, Nguyễn Minh Huấn2, Phạm Văn Tiến3, Nguyễn Quang Vinh4 1 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương-Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu-Bộ Tài nguyên và Môi trường 4 Đài Khí tượng Cao không-Bộ Tài nguyên và Môi trường * E-mail: maitrinhvinh@gmail.com Ngày nhận bài: 22-4-2015 TÓM TẮT: Thủy triều là một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong đại dương. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thủy triều được nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các quá trình có quy mô khu vực mang tính chất địa phương sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong các hệ thống ven biển. Bài báo này đưa ra một số kết quả nghiên cứu sự biến đổi của thủy triều trong khu vực biển miền Trung của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình và phân tích điều hòa. Các kết quả mô phỏng về thủy triều trong khu vực biển miền Trung của Việt Nam cho thấy rằng thủy triều có sự biến đổi cả về biên độ và pha của các phân triều chính như M2, S2, K1 và O1. Cụ thể, kết quả giá trị trung bình đối với M2 là 0,1 m và 10,20; đối với S2 là 0,12 m và 12,50; đối với K1 là 0,2 m và 17,20; đối với O1 là 0,21 m và 20,20. Một số kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng những đóng góp quan trọng nhất vào sự thay đổi của thủy triều trong khu vực là sự thay đổi địa hình và diện tích của thủy vực. Từ khóa: Biển miền Trung, biến đổi thủy triều, mô hình thủy động lực, tác động của mực nước biển dâng, các phân triều. TỔNG QUAN Thủy triều là một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong đại dương. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thủy triều được nghiên cứu từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu to lớn, hiện nay việc dự tính thủy triều tại các trạm có số liệu quan trắc đủ dài đạt tới độ chính xác cm. Tuy nhiên, dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu mà nó đã được xây dựng các kịch bản [1], các quá trình có quy mô địa phương và khu vực sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong các hệ thống ven biển, trong đó có thủy triều. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về sự biến đổi của thủy triều do hiện tượng nước biển dâng, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu còn rất ít. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như công trình của Ana Picado và cs., (2010) [2], Dias J. M., và cs., (2013) [3], Arau´jo và cs., (2008) [4], Ju Whan Kang và cs., (2009) [5], Wei Zhang và cs., (2010) [6] … Nhìn chung, các nghiên cứu này đều khẳng định vai trò quan trọng của sự thay đổi độ sâu và diện tích ngập nước của thủy vực dẫn đến sự thay đổi của thủy triều. Các nghiên cứu tiêu biểu trong nước có thể kể đến: Trần Thục và Dương Hồng Sơn (2012) [7], nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước biển dâng làm thay đổi về địa hình dẫn đến những thay đổi khác nhau của thủy triều trong vùng biển 225 Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Minh Huấn, … Việt Nam; Nguyễn Xuân Hiển - luận án Tiến sĩ (2013) [8], chỉ ra những thay đổi quan trọng trong chế độ thủy triều khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng do hiện tượng nước biển dâng gây ra. Mục đích chính của bài báo là nghiên cứu, đánh giá tác động của hiện tượng nước biển dâng đến những thay đổi của thủy triều trong khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng những đóng góp quan trọng nhất vào sự thay đổi của thủy triều trong khu vực là sự thay đổi địa hình. KHU VỰC NGHIÊN CỨU Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam (hình 1) chạy dài từ vĩ 100N đến 17,250N, ranh giới hành chính từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Quảng Trị. Địa hình đáy biển và đường bờ biến đổi khá phức tạp. Phía bắc từ Quảng Trị đến Quảng Nam, đường bờ có hướng tây bắc - đông nam và phía nam từ Bình Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu, đường bờ có hướng đông bắc - tây nam, địa hình 2 khu vực này biến đổi chậm từ bờ ra khơi. Trong khi đó, khu vực trung tâm từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận, địa hình dốc, biến đổi nhanh từ bờ ra khơi, hướng đường bờ là bắc - nam. Chế độ thủy triều trong khu vực rất phức tạp, có sự biến động lớn về cả tính chất và độ lớn thủy triều. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thụy (1995) [9], thủy triều trong khu vực nghiên cứu rất đa dạng, từ bắc vào nam, thủy triều biến đổi tính chất từ bán nhật triều không đều (Cửa Tùng) sang bán nhật triều đều (cửa Thuận An), tiếp theo chuyển qua nhật triều không đều (Quy Nhơn, Nha Trang), cuối cùng là bán nhật triều không đều (Vũng Tàu). Độ lớn triều giảm dần từ Quảng Trị (Cửa Tùng) đến cửa Thuận An, sau đó tăng dần đến Vũng Tàu. QĐ. Hoàng Sa QĐ. Hoàng Sa QĐ. Trường Sa QĐ. Trường Sa Hình 1. Sơ đồ địa hình khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm nghiệm triều Trong nghiên cứu này s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nước biển dâng đến thủy triều khu vực biển miền trung của Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 3; 2015: 225-234 DOI: 10.15625/1859-3097/15/3/7217 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN THỦY TRIỀU KHU VỰC BIỂN MIỀN TRUNG CỦA VIỆT NAM Nguyễn Quốc Trinh1*, Nguyễn Minh Huấn2, Phạm Văn Tiến3, Nguyễn Quang Vinh4 1 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương-Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu-Bộ Tài nguyên và Môi trường 4 Đài Khí tượng Cao không-Bộ Tài nguyên và Môi trường * E-mail: maitrinhvinh@gmail.com Ngày nhận bài: 22-4-2015 TÓM TẮT: Thủy triều là một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong đại dương. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thủy triều được nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các quá trình có quy mô khu vực mang tính chất địa phương sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong các hệ thống ven biển. Bài báo này đưa ra một số kết quả nghiên cứu sự biến đổi của thủy triều trong khu vực biển miền Trung của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình và phân tích điều hòa. Các kết quả mô phỏng về thủy triều trong khu vực biển miền Trung của Việt Nam cho thấy rằng thủy triều có sự biến đổi cả về biên độ và pha của các phân triều chính như M2, S2, K1 và O1. Cụ thể, kết quả giá trị trung bình đối với M2 là 0,1 m và 10,20; đối với S2 là 0,12 m và 12,50; đối với K1 là 0,2 m và 17,20; đối với O1 là 0,21 m và 20,20. Một số kết quả nghiên cứu này đã cho thấy rằng những đóng góp quan trọng nhất vào sự thay đổi của thủy triều trong khu vực là sự thay đổi địa hình và diện tích của thủy vực. Từ khóa: Biển miền Trung, biến đổi thủy triều, mô hình thủy động lực, tác động của mực nước biển dâng, các phân triều. TỔNG QUAN Thủy triều là một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong đại dương. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thủy triều được nghiên cứu từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu to lớn, hiện nay việc dự tính thủy triều tại các trạm có số liệu quan trắc đủ dài đạt tới độ chính xác cm. Tuy nhiên, dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu mà nó đã được xây dựng các kịch bản [1], các quá trình có quy mô địa phương và khu vực sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong các hệ thống ven biển, trong đó có thủy triều. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về sự biến đổi của thủy triều do hiện tượng nước biển dâng, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu còn rất ít. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như công trình của Ana Picado và cs., (2010) [2], Dias J. M., và cs., (2013) [3], Arau´jo và cs., (2008) [4], Ju Whan Kang và cs., (2009) [5], Wei Zhang và cs., (2010) [6] … Nhìn chung, các nghiên cứu này đều khẳng định vai trò quan trọng của sự thay đổi độ sâu và diện tích ngập nước của thủy vực dẫn đến sự thay đổi của thủy triều. Các nghiên cứu tiêu biểu trong nước có thể kể đến: Trần Thục và Dương Hồng Sơn (2012) [7], nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước biển dâng làm thay đổi về địa hình dẫn đến những thay đổi khác nhau của thủy triều trong vùng biển 225 Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Minh Huấn, … Việt Nam; Nguyễn Xuân Hiển - luận án Tiến sĩ (2013) [8], chỉ ra những thay đổi quan trọng trong chế độ thủy triều khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng do hiện tượng nước biển dâng gây ra. Mục đích chính của bài báo là nghiên cứu, đánh giá tác động của hiện tượng nước biển dâng đến những thay đổi của thủy triều trong khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng những đóng góp quan trọng nhất vào sự thay đổi của thủy triều trong khu vực là sự thay đổi địa hình. KHU VỰC NGHIÊN CỨU Khu vực ven biển miền Trung Việt Nam (hình 1) chạy dài từ vĩ 100N đến 17,250N, ranh giới hành chính từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Quảng Trị. Địa hình đáy biển và đường bờ biến đổi khá phức tạp. Phía bắc từ Quảng Trị đến Quảng Nam, đường bờ có hướng tây bắc - đông nam và phía nam từ Bình Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu, đường bờ có hướng đông bắc - tây nam, địa hình 2 khu vực này biến đổi chậm từ bờ ra khơi. Trong khi đó, khu vực trung tâm từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận, địa hình dốc, biến đổi nhanh từ bờ ra khơi, hướng đường bờ là bắc - nam. Chế độ thủy triều trong khu vực rất phức tạp, có sự biến động lớn về cả tính chất và độ lớn thủy triều. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thụy (1995) [9], thủy triều trong khu vực nghiên cứu rất đa dạng, từ bắc vào nam, thủy triều biến đổi tính chất từ bán nhật triều không đều (Cửa Tùng) sang bán nhật triều đều (cửa Thuận An), tiếp theo chuyển qua nhật triều không đều (Quy Nhơn, Nha Trang), cuối cùng là bán nhật triều không đều (Vũng Tàu). Độ lớn triều giảm dần từ Quảng Trị (Cửa Tùng) đến cửa Thuận An, sau đó tăng dần đến Vũng Tàu. QĐ. Hoàng Sa QĐ. Hoàng Sa QĐ. Trường Sa QĐ. Trường Sa Hình 1. Sơ đồ địa hình khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm nghiệm triều Trong nghiên cứu này s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Biển miền Trung Biến đổi thủy triều Mô hình thủy động lực Tác động của mực nướcbiển dâng Các phân triềuTài liệu có liên quan:
-
Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi
7 trang 130 0 0 -
10 trang 104 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
Đặc điểm và cơ chế hình thành các cấu trúc dòng chảy xoáy tại cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định
8 trang 37 0 0 -
7 trang 36 0 0
-
Đặc điểm khí tượng, thủy văn và động lực vùng biển vịnh Quy Nhơn
11 trang 35 0 0 -
14 trang 30 0 0
-
10 trang 28 0 0
-
Khả năng thích nghi của một số giống san hô với điều kiện nuôi
8 trang 27 0 0 -
Phân tích địa chấn địa tầng trầm tích đệ tứ thềm lục địa miền trung Việt Nam
13 trang 26 0 0