Danh mục

Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 1 - PGS. TS. Trần Thanh Đức

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về đánh giá tác động môi trường; Tổ chức và quản lý trong đánh giá tác động môi trường; Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 1 - PGS. TS. Trần Thanh Đức TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ KHOA TNĐ & MTNN BÀI GIẢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PGS. TS. Trần Thanh Đức 1PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm về môi trường Theo điều 3, Luật BVMT Việt Nam (2005): Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Theo nghĩa rộng thì môi trường là không gian xung quanh một vật thể, một sự kiện vật chất nào đó như môi trường của các yếu tố tự nhiên, vật thể vật lý. Gồm ba loại : - Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người, nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. - Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư như sự gia tăng dân số, định cư, di cư,.. - Môi trường nhân tạo: tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, khu công nghiệp, môi trường nông thôn,.. 1.1.2. Thành phần môi trường - Các yếu tố vật chất tạo ra môi trường được gọi là thành phần môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, sinh vật, hệ sinh thái. - Thành phần môi trường là các phần vật lý, hóa học sinh học của môi trường khí quyển, thủy quyển, thạch quyển và sinh quyển tạo ra môi trường đó. 1.1.3. Chỉ tiêu môi trường Là những đại lượng biểu hiện các đặc trưng của môi trường đó tại một trạng thái xác định. VD: Sự suy giảm tầng ôzon, đất bị chua hóa, sự thay đổi khí hậu,... Chỉ tiêu môi trường hết sức phức tạp, nó không chỉ là một tham số riêng biệt mà còn là tập hợp của nhiều tham số. 1.1.4. Thông số môi trường 2PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma Là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng, có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu. VD: pH, độ dẫn điện, độ mặn, hàm lượng dinh dưỡng N, P, K, nền kết cấu công trình, loại và hạng đất. 1.1.5. Tiêu chuẩn môi trường Là sự chuẩn hóa các thông số môi trường tại một giá trị (hoặc một khoảng giá trị nào đó). VD: TCVN về đất nông nghiệp là Cd: 2mg/kg (TCVN-7902-2002). 1.1.6. Qui hoạch môi trường Là sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên bao gồm mục tiêu kinh tế, xã hội và tạo lập được các chương trình, qui trình quản lý để đạt được mục tiêu đó. 1.1.7. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) a. Trên thế giới: - Theo UNEP: ĐGTĐMT là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển. - Theo một số tác giả: ĐGTĐMT là sự xác định và đánh giá một cách hệ thống các tác động tiềm tàng của các dự án, qui hoạch, chương trình hoặc các hành động về pháp lý đối với các thành phần hóa - lý, sinh học, văn hóa, kinh tế xã hội của môi trường tổng thể. b. Ở Việt Nam: - Theo Luật BVMT (1993): ĐGTĐMT là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. - Theo Luật BVMT năm 2005 (điều 3): ĐGTĐMT là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. 1.1.8. Khái niệm về đánh giá Đánh giá bao gồm thu thập, chỉnh lý số liệu, tài liệu sau đó tiến hành phân tích để xác định các tác động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc ra quyết định, lựa chọn được dự án thích hợp. 3PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma Đánh giá trong ĐGTĐMT là đánh giá các thành phần môi trường (tự nhiên hoặc nhân tạo) có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng của con người đó là nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn,… 1.1.9. Khái niệm về tác động - Tác động là hiệu ứng (ảnh hưởng) của một vật thể, một quá trình này lên một vật hay một quá trình khác. Trong ĐGTĐMT, tác động được xác định rõ là tác động của dự án lên môi trường. Hình 1.1. Biểu diễn tác động đến môi trường của dự án 1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: