Danh mục tài liệu

Bài giảng Nguyên lý thống kê: Bài 7 - Tổ hợp GD TOPICA

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.55 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài 7 Điều tra chọn mẫu, bài học này trình bày các nội dung về: Những vấn đề chung về điều tra chọn mẫu, đi sâu nghiên cứu một số vấn đề của điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, giới thiệu một số phương pháp chọn mẫu, tóm lược quy trình của một cuộc điều tra chọn mẫu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Bài 7 - Tổ hợp GD TOPICA Bài 7: Điều tra chọn mẫu 0 BÀI 7: ĐIỀU TRA CHỌN MẪU Nội dung Mục tiêu  Những vấn đề chung về điều tra chọn mẫu. Trang bị các kiến thức cơ bản về điều tra  Đi sâu nghiên cứu một số vấn đề của chọn mẫu. Trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên qua đó giúp  Giới thiệu một số phương pháp chọn mẫu. học viên có thể nắm bắt được cách suy rộng kết quả điều tra mẫu, xác định số đơn  Tóm lược quy trình của một cuộc điều vị tiến hành điều tra và trình tự tiến hành tra chọn mẫu. một cuộc điều tra. Thời lượng học Hướng dẫn học  9 tiết  Đọc tài liệu và thảo luận.  Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài và làm bài tập.v1.0 139 Bài 7: Điều tra chọn mẫuTÌNH HUỐNG DẪN NHẬPTên tình huống: Điều tra để thực hiện điều chỉnh tiền lươngDo ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, trong năm vừa qua, doanhnghiệp của bạn làm ăn thua lỗ, lợi nhuận âm. Để đảm bảo việclàm cho công nhân, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh tiềnlương. Với tư cách là người tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệpvề mức điều chỉnh, bạn thực hiện một cuộc điều tra nhằm đánhgiá mức năng suất lao động bình quân của công nhân trongdoanh nghiệp. Đây là cơ sở để bạn đưa ra mức giảm trừ tiềnlương là bao nhiêu cho phù hợp. Nhưng để điều tra trên khoảng3.000 công nhân của doanh nghiệp thì mất khá nhiều thời gianvà tốn kém, bạn quyết định thực hiện điều tra ngẫu nhiên trênmột mẫu gồm 300 lao động. Với kết quả tính toán được từ mẫu điều tra này, bạn sẽ suy rộngkết quả cho toàn bộ doanh nghiệp.Câu hỏiBạn sẽ thực hiện trình tự cuộc điều tra đó thế nào? Làm thế nào để có thể suy rộng kết quảđiều tra?Bài học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về một cuộc điều tra chọn mẫuvà cách sử dụng kết quả điều tra để đánh giá, nhìn nhận toàn bộ hiện tượng.140 v1.0 Bài 7: Điều tra chọn mẫu7.1. Một số khái niệm chung về điều tra chọn mẫu7.1.1. Khái niệm, ưu nhược điểm và trường hợp vận dụng điều tra chọn mẫu7.1.1.1. Khái niệm Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế. Các đơn vị này được chọn theo những quy tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu. Kết quả của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng cho tổng thể chung. Tại sao chỉ điều tra một số đơn vị tổng thể mà suy ra kết quả của cả tổng thể chung? Cơ sở khoa học của điều tra chọn mẫu là sử dụng quy luật số lớn và lý thuyết xác suất thống kê để tính toán trong thực tế. Quy luật số lớn đã chỉ ra rằng, nếu chỉ nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị, phần tử cá biệt thì những biểu hiện ngẫu nhiên của các đơn vị này sẽ bù trừ và triệt tiêu lẫn nhau, tính quy luật sẽ được thể hiện rõ. Mặt khác, lý thuyết xác suất cũng chứng minh rằng sự sai lệch giữa số bình quân của một số rất lớn các đại lượng ngẫu nhiên với kỳ vọng toán của nó là một đại lượng nhỏ tuỳ ý. Khi chọn đơn vị để điều tra mẫu, người ta có thể chọn theo những quy tắc khác nhau, ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Suy rộng (ước lượng): từ các tham số (mức độ) tính toán được trên các đơn vị điều tra suy ra các tham số tương ứng của toàn bộ hiện tượng, có hai loại:  Suy rộng bình quân theo một tiêu thức.  Suy rộng tỷ lệ theo một tiêu thức.7.1.1.2. Ưu, nhược điểm của điều tra chọn mẫu  Ưu điểm o Tiết kiệm hơn cả về mặt thời gian lẫn chi phí so với điều tra toàn bộ. o Do điều tra ít đơn vị nên có thể mở rộng nội dung điều tra đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều mặt của hiện tượng. o Tài liệu thu được trong điều tra chọn mẫu có độ chính xác cao hơn do giảm được sai số phi chọn mẫu:  Do phạm vi điều tra nhỏ hơn nên được chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng tỷ mỉ hơn cả trước, trong và sau cuộc điều tra;  Do số đơn vị điều tra ít nên cần ít điều tra viên, do đó có điều kiện chọn được người có trình độ chuyên môn cao.  Dựa trên cơ sở khoa học của lý thuyết xác suất thống kê và quy luật số lớn nên có thể tính được sai số và độ tin cậy của tài liệu. o Tiến hành nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê. Mặt khác, điều tra chọn mẫu không đòi hỏi phải có tổ chức lớn, chỉ cần một cơ quan hoặc một nhóm người cũng có thể tiến hành điều tra được.v1.0 141 Bài 7: Điều tra chọn mẫu  Nhược điểm o Không cho biết thông tin đầy đủ, chi tiết về từng đơn vị tổng thể, không cho biết quy mô tổng thể. o Do chỉ tiến hành điều tra một số đơn vị rồi dùng kết quả để suy rộng cho toàn bộ tổng thể nên chắc chắn không tránh khỏi sai số khi suy ...