Danh mục tài liệu

Bài giảng Quản trắc môi trường

Số trang: 125      Loại file: doc      Dung lượng: 5.23 MB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản trắc môi trường với kết cấu từ chương 2 đến chương 5 trình bày các nội dung: Chương 2 các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường, chương 3 lấy mẫu trong quan trắc môi trường, chương 4 phương pháp xử lý kết quả quan trắc, chương 5 đánh giá kết quả và công bố kết quả quan trắc.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trắc môi trường Chương 2. Các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường 2.1. Khái niệm quan trắc môi trường 2.1.1. Định nghĩa quan trắc môi trường Quan trắc môi trường (monitoring) được định nghĩa là quá trình thu thập các thông tin về sự tồn tại   cũng như biến đổi nồng độ  các chất trong môi trường có nguồn gốc từ  thiên nhiên hay nhân tạo, quá trình   này được thực hiện bằng các phép đo lường nhắc lại nhiều lần và với mật độ mẫu đủ dày về cả không gian   và thời gian để  từ đó có thể  đánh giá các biến đổi và xu thế chất lượng môi trường . Do đó, quan trắc chất   lượng (QTMT) được hiểu là quan trắc, đo lường, ghi nhận một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ  các   thông số chất lượng cũng như các thông số khí hậu thuỷ văn liên quan.  Theo Bộ tài nguyên và môi trường, 1996, quan trắc môi trường là tổng hợp các biện pháp khoa học,   kỹ thuật, công nghệ và tổ chức đảm bảo kiểm soát một cách có thệ  thống trạng thái và khuynh hướng phát   triển của các quá trình tự nhiên và nhân tạo trong môi trường.  Theo Luật bảo vệ môi trường 2005, quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi   trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến   chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.  Do đó, kết quả của quan trắc là những số liệu, là cơ sở để phân tích chất lượng môi trường phục vụ  cho quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững trong một phạm vi không gian nhất định (toàn quốc, vùng lãnh   thổ, khu vực…) 2.1.2. Nội dung của quan trắc môi trường Nhiệm vụ  hàng đầu của monitoring môi trường là đáp  ứng nhu cầu thông tin trong quản lý môi  trường, do đó có thể xem QTMT là một quá trình bao gồm các nội dung sau đây: – Quan trắc môi trường sử  dụng các biện pháp khoa học, công nghệ, kỹ  thuật và quản lý tổ  chức nhằm thu thập thông tin: mức độ, hiện trạng, xu thế biến động chất lượng môi trường. – Quan trắc môi trường phải được thực hiện bằng một quá trình đo lường, ghi nhận thường   xuyên và đồng bộ chất lượng môi trường và các yếu tố liên quan đến chất lượng môi trường (UNEP) QTMT phải thực hiện đầy đủ  các nội dung trên nhằm đáp  ứng nhu cầu thông tin của quản lý môi   trường, do đó có sự khác biệt cơ bản giữa QTMT với những công cụ khác của quản lý môi trường. Phân tích môi trường có thể định nghĩa là sự đánh giá môi trường tự nhiên và suy thoái do con người   cũng như  do các nguyên nhân khác gây ra. Phân tích môi trường đòi hỏi phải quan trắc một số yếu tố môi   trường để  xác định yếu tố nào cần được quan trắc, biện pháp nào cần áp dụng để  quản lý nhằm tránh các  thảm họa môi trường có thể xảy ra. Phân tích môi trường tự nhiên và nhân tạo yêu cầu không chỉ tiếp cận về   lượng mà còn phải tiếp cận về chất, do đó để hiểu biết đầy đủ và phân tích một đối tượng môi trường cần   quan trắc đầy đủ sự biến động theo không gian và thời gian cảu các yếu tố môi trường, cấu trúc chức năng   và hoạt động của hệ.  Như vậy, phân tích môi trường bao gồm: – Phân tích áp lực phát triển tới môi trường – Phân tích trạng thái tồn tại và thành phần các yếu tố trong môi trường – Phân tích các tác động tới hiện trạng môi trường – Đưa ra các giải pháp 2.1.3. Mục tiêu của quan trắc môi trường 1 Theo UNEP quan trắc môi trường được tiến hành nhằm các mục tiêu sau đây: (1) Ðể  đánh giá các hậu quả  ô nhiễm đến sức khoẻ  và môi trường sống của con người và xác định   được mối quan hệ nhân quả của nồng độ chất ô nhiễm.  Ví dụ: Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe của con người (thông số đại diện là  thể trọng, các bệnh về  thính giác…); Quan trắc nồng độ  asen trong nước ngầm liên quan đến khả  năng gây  ung thư   ở  người; Quan trắc nồng độ  dinh dưỡng hòa tan trong hồ, đầm liên quan đến khả  năng gây phú   dưỡng nguồn nước mặt; Quan trắc độ mặn của đất do ảnh hưởng của việc chuyển đổi trồng lúa sang nuôi   tôm ven biển… (2) Ðể  đảm bảo an toàn cho việc sử  dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh vật, khoáng sản…)   vào các mục đích kinh tế.  Ví dụ: Quản lý khai thác khoáng sản tại các vùng địa chất chứa nhiều kim loại nặng như  Hg, As,   Cd, Pb… do hoạt động khai thác khoáng sản có thể  giải phóng các chất này vào nước mặt và nước ngầm;   Quản lý việc sử dụng nước thải đô thị để tưới hoặc nuôi trồng thủy sản trong nước thải… (3) Ðể thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng môi trường và cung cấp   ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài nguyên trong tương lai. Ví dụ: Đánh giá diễn biến chất lượng không khí và một số thông số khí tượng xây dựng ngân hàng   dữ  liệu để  kiểm định khác giả  thuyết về  biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân của hiện tượng này;  Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: