Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 2: Phân tích công việc
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 464.88 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 2: Phân tích công việc" để nắm chi tiết các thông tin cần thu thập trong phân tích công việc; kết quả của phân tích công việc và ứng dụng của nó trong các hoạt động quản trị nhân lực; phương pháp tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho phân tích công việc trong tổ chức; tiến trình phân tích công việc trong tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 2: Phân tích công việc Bài 2: Phân tích công việc BÀI 2 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Nghiên cứu quy trình phân tích công việc tại doanh nghiệp mà sinh viên biết; đánh giá việc xây dựng các sản phẩm phân tích công việc trong doanh nghiệp đó đã khoa học chưa và doanh nghiệp đã sử dụng các sản phẩm đó trong các hoạt động quản trị nhân lực như thế nào. Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Vũ Thị Mai, Phạm Thúy Hương (2011), Quản trị nhân lực, Nhà Xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong bài này giới thiệu về nội dung của phân tích công việc và sự cần thiết phải tiến hành phân tích công việc trong các tổ chức. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể hiểu được: Các thông tin cần thu thập trong phân tích công việc; Các kết quả của phân tích công việc và ứng dụng của nó trong các hoạt động quản trị nhân lực; Các phương pháp tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho phân tích công việc trong tổ chức; Tiến trình phân tích công việc trong tổ chức. 16 TXNLQT02_Bai 2_v0.1014106216 Bài 2: Phân tích công việc Tình huống dẫn nhập Tuyển dụng sai tại công ty Gulf Machineries Mary, “Tôi đang gặp khó khăn tìm được kỹ sư vận hành máy mà tôi cần”, John Anderson, Giám đốc nhân lực tại Công ty Gulf Machineries nói. “Tôi đã đưa bốn ứng viên phù hợp với thông tin trong mô tả công việc để cô phỏng vấn, nhưng cô đã loại tất cả”. “Đáp ứng với yêu cầu trong mô tả công việc ư?” Mary trả lời, “Điều mà tôi quan tâm là tuyển người làm được việc. Ứng viên anh giới thiệu đến lại không làm được việc và tôi thậm chí chưa nhìn thấy bản mô tả công việc này”. John đưa bản mô tả công việc cho Mary và hai người cùng xem lại bản mô tả công việc có gắn với công việc trên thực tế không hay đã có sự thay đổi so với thời điểm xây dựng mô tả công việc. Sau khi Mary mô tả lại những nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết của kỹ sư vận hành máy mà công ty đang cần, John nói, “Tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta có thể viết một bản mô tả công việc chính xác về công việc và sử dụng nó để tìm ra ứng viên phù hợp cho vị trí công việc trống. Chúng ta hãy hợp tác chặt chẽ hơn để tình huống này không bị lặp lại trong tương lai”. Tại sao John nói với Mary là cả hai cần sự hợp tác chặt chẽ hơn để việc tuyển dụng nhân lực diễn ra được thành công? TXNLQT02_Bai 2_v0.1014106216 17 Bài 2: Phân tích công việc 2.1. Khái niệm và nội dung của phân tích công việc 2.1.1. Khái niệm và mục đích của phân tích công việc Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ: ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì; họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện; các điều kiện làm việc cụ thể; cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc. Phân tích công việc khác với thiết kế công việc. Thiết kế công việc là quá trình kế tiếp sau khi hoàn thành phân tích công việc trong tổ chức. Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó. Trong tổ chức, do chuyên môn hóa lao động mà các nghề được chia ra thành các công việc. Mỗi công việc lại được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện bởi một hoặc một số người lao động gọi là vị trí việc làm. Nghề, công việc, vị trí việc làm và nhiệm vụ được hiểu như sau: Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện, ví dụ: nhập thông tin từ hóa đơn bán hàng vào sổ kế toán. Vị trí (vị trí việc làm): biểu thị tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động, ví dụ: tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một nhân viên kế toán. Công việc: là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động. Chẳng hạn, các nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi các nhân viên kế toán bán hàng theo ca mình phụ trách. Nghề: là tập hợp các công việc tương tự về mặt nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện. Ví dụ: các công việc kế toán, kiểm toán và thủ quỹ đều thuộc nghề tài chính. Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ có phân tích công việc mà người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối vớ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 2: Phân tích công việc Bài 2: Phân tích công việc BÀI 2 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Nghiên cứu quy trình phân tích công việc tại doanh nghiệp mà sinh viên biết; đánh giá việc xây dựng các sản phẩm phân tích công việc trong doanh nghiệp đó đã khoa học chưa và doanh nghiệp đã sử dụng các sản phẩm đó trong các hoạt động quản trị nhân lực như thế nào. Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Vũ Thị Mai, Phạm Thúy Hương (2011), Quản trị nhân lực, Nhà Xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong bài này giới thiệu về nội dung của phân tích công việc và sự cần thiết phải tiến hành phân tích công việc trong các tổ chức. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể hiểu được: Các thông tin cần thu thập trong phân tích công việc; Các kết quả của phân tích công việc và ứng dụng của nó trong các hoạt động quản trị nhân lực; Các phương pháp tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho phân tích công việc trong tổ chức; Tiến trình phân tích công việc trong tổ chức. 16 TXNLQT02_Bai 2_v0.1014106216 Bài 2: Phân tích công việc Tình huống dẫn nhập Tuyển dụng sai tại công ty Gulf Machineries Mary, “Tôi đang gặp khó khăn tìm được kỹ sư vận hành máy mà tôi cần”, John Anderson, Giám đốc nhân lực tại Công ty Gulf Machineries nói. “Tôi đã đưa bốn ứng viên phù hợp với thông tin trong mô tả công việc để cô phỏng vấn, nhưng cô đã loại tất cả”. “Đáp ứng với yêu cầu trong mô tả công việc ư?” Mary trả lời, “Điều mà tôi quan tâm là tuyển người làm được việc. Ứng viên anh giới thiệu đến lại không làm được việc và tôi thậm chí chưa nhìn thấy bản mô tả công việc này”. John đưa bản mô tả công việc cho Mary và hai người cùng xem lại bản mô tả công việc có gắn với công việc trên thực tế không hay đã có sự thay đổi so với thời điểm xây dựng mô tả công việc. Sau khi Mary mô tả lại những nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết của kỹ sư vận hành máy mà công ty đang cần, John nói, “Tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta có thể viết một bản mô tả công việc chính xác về công việc và sử dụng nó để tìm ra ứng viên phù hợp cho vị trí công việc trống. Chúng ta hãy hợp tác chặt chẽ hơn để tình huống này không bị lặp lại trong tương lai”. Tại sao John nói với Mary là cả hai cần sự hợp tác chặt chẽ hơn để việc tuyển dụng nhân lực diễn ra được thành công? TXNLQT02_Bai 2_v0.1014106216 17 Bài 2: Phân tích công việc 2.1. Khái niệm và nội dung của phân tích công việc 2.1.1. Khái niệm và mục đích của phân tích công việc Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ: ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì; họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện; các điều kiện làm việc cụ thể; cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc. Phân tích công việc khác với thiết kế công việc. Thiết kế công việc là quá trình kế tiếp sau khi hoàn thành phân tích công việc trong tổ chức. Thiết kế công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bởi từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó. Trong tổ chức, do chuyên môn hóa lao động mà các nghề được chia ra thành các công việc. Mỗi công việc lại được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện bởi một hoặc một số người lao động gọi là vị trí việc làm. Nghề, công việc, vị trí việc làm và nhiệm vụ được hiểu như sau: Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện, ví dụ: nhập thông tin từ hóa đơn bán hàng vào sổ kế toán. Vị trí (vị trí việc làm): biểu thị tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động, ví dụ: tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một nhân viên kế toán. Công việc: là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động. Chẳng hạn, các nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi các nhân viên kế toán bán hàng theo ca mình phụ trách. Nghề: là tập hợp các công việc tương tự về mặt nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, đòi hỏi người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện. Ví dụ: các công việc kế toán, kiểm toán và thủ quỹ đều thuộc nghề tài chính. Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ có phân tích công việc mà người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối vớ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực Phân tích công việc Phân tích công việc trong tổ chức Hoạt động quản trị nhân lựcTài liệu có liên quan:
-
22 trang 367 0 0
-
Quản trị chuỗi cung ứng – Quản trị tồn kho
16 trang 274 0 0 -
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 262 5 0 -
Giáo trình Quản trị nhân sự: Phần 2 - TS. Nguyễn Hữu Thân
92 trang 221 1 0 -
Lý thuyết môn quản trị nhân sự
89 trang 219 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 207 0 0 -
91 trang 198 1 0
-
88 trang 188 0 0
-
Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất mọi thời đại
58 trang 187 0 0 -
Bài thuyết trình: Chính sách nhân sự Công ty Procter & Gamble (P&G)
35 trang 171 0 0