Danh mục tài liệu

Bài giảng Tài chính Phát triển: Bài 3 - Nguyễn Xuân Thành

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài 3: Tự áp chế tài chính đến tự do hoá tài chính thuộc bài giảng Tài chính Phát triển trình bày về các hình thức áp chế tài chính, cân bằng thị trường khi có kiểm soát lãi suất, tác động của áp chế tài chính, tự do hóa tài chính theo trình tự, tự do hóa tài chính và bất ổn định kinh tế vĩ mô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính Phát triển: Bài 3 - Nguyễn Xuân Thành Development Finance Lecture 2: From Financial Repression to Financial Liberalization Bài 3: Từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính Tài chính Phát triển Học kỳ Hè 2014 Giảng viên: Nguyễn Xuân Thành Áp chế tài chính (Financial Repression) Nền kinh tế được gọi là bị “áp chế” về mặt tài chính khi chính phủ đánh thuế hay can thiệp từ đó làm biến dạng thị trường tài chính nội địa (Shaw và McKinnon, 1973). Áp chế tài chính là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển trong thập niên 1970 và 80. Tư duy dân tộc chủ nghĩa (nationalism) và mô hình nhà nước dẫn dắt phát triển (state-led development) là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này. Trong một hệ thống tài chính bị áp chế, nhà nước coi hệ thống tài chính là công cụ ngân sách:  Huy động tiền trực tiếp từ hệ thống tài chính để tạo nguồn thu ngân sách.  Phân bổ tín dụng đến các dự án đầu tư của nhà nước hay được nhà nước ưu tiên phát triển theo hình thức chỉ định, với lãi suất ưu đãi và/hay được nhà nước bảo lãnh.  Hệ thống tài chính được kiểm soát chặt chẽ vì mục địch khai thác nguồn lực tài chính cho khu vực nhà nước thay vì để đảm bảo hoạt động an toàn (prudential regulation). Nguyen Xuan Thanh 1 Development Finance Lecture 2: From Financial Repression to Financial Liberalization Các hình thức áp chế tài chính Duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức cao  Tỷ lệ dự trự bắt buộc đối với tiền gửi do ngân hàng trung ương áp đặt lên các tổ chức tài chính nhận tiền gửi. Trong một hệ thống tài chính bình thương, dự trữ bắt buộc là công cụ để NHTW điều hành chính sách tiền tệ (với mức thông thường dưới 10%).  Trong một hệ thống tài chính bị áp chế nặng nề, nhà nước duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc rất cao (trên 10%) với mục đích huy động vốn cho chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng. Kiểm soát lãi suất  Áp đặt trần lãi suất cho vay và/hay trần lãi suất tiền gửi với mục địch là kiểm soát lãi suất ở mức thấp hơn mức cân bằng trên thị trường. Chỉ định sự phân bổ tín dụng Yêu cầu các tổ chức tài chính hoặc thiết lập các tổ chức tài chính chuyên doanh, thuộc sở hữu nhà nước để:  Thực hiện các chương trình cho vay bắt buộc.  Thường đi kèm với ưu đãi hay trợ giá về lãi suất, bảo lãnh tín dụng. Sơ đồ về hệ thống tài chính bị áp chế Cho vay tự do với lãi suất bị kiểm soát Tiền gửi Các Ngân hàng phát triển dự Ngân hàng Dự trữ bắt buộc thương mại Ngân hàng án trung ương Tiền Bộ đầu phát hành tài chính tư Cho vay theo chỉ định Nguồn: Lấy từ McKinnon 1993, Ch. 4. Nguyen Xuan Thanh 2 Development Finance Lecture 2: From Financial Repression to Financial Liberalization Cân bằng thị trường Với chính sách kiểm soát lãi khi có kiểm soát lãi suất suất này, lượng đầu tư I0 thấp hơn so với mức cân Mức tiết kiệm S0 bằng tại điểm E. tương ứng với tốc độ Lãi suất thực tăng trưởng kinh tế g0 là hàm số của lãi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: