Danh mục tài liệu

Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 144      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của giáo trình là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, làm cơ sở cho sinh viên hiểu các nguyên lý và các mô hình kinh tế vĩ mô và có thể lý giải được một số vấn đề kinh tế trong thực tế. Giáo trình gồm 2 phần, sau đây là phần 1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS.NGUYỄN HOÀI NAM, THS.NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG THS. TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG ===  === GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VINH, NĂM 2011 =  = 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS.NGUYỄN HOÀI NAM, THS.NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG THS. TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG ===  === GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH, NĂM 2011 =  = 2 Phân công biên soạn: - Các tác giả: 1. Ths. Nguyễn Hoài Nam- Biên soạn chương II, III 2. Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng- Biên soạn chương I, IV,V 3. Ths. Trịnh Thị Huyền Thương- Biên soạn chương VI,VII,VIII 3 LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu giảng dạy môn học Kinh tế vĩ mô được biên soạn phục vụ việc giảng dạy cho sinh viên đại học thuộc các chuyên ngành kinh tế. Mục tiêu của tài liệu là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, làm cơ sở cho sinh viên hiểu các nguyên lý và các mô hình kinh tế vĩ mô và có thể lý giải được một số vấn đề kinh tế trong thực tế. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể: - Nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản và công cụ phân tích làm cơ sở cho các môn học sau; - Nắm được những nguyên lý cơ bản về sự vận hành của nền kinh tế tổng thể liên quan đến các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái; - Hiểu được tác động của các chính sách vĩ mô đến nền kinh tế; Kết cấu nội dung tài liệu bao gồm 7 chương được sắp xếp theo trình tự như sau: Chương I. Tổng quan về kinh tế vĩ mô: chương này giới thiệu cho sinh viên những vấn đề mà kinh tế vĩ mô quan tâm, các chính sách, cũng như các công cụ chủ yếu để phân tích vĩ mô – mô hình tổng cung và tổng cầu. Phân tích sự luân chuyển của hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế, giới thiệu định nghĩa và cách tính tổng sản phẩm quốc nội. Chương II. Tăng trưởng kinh tế: chương này giới thiệu cho sinh viên khái quát được thế nào là tăng trưởng kinh tế, phân biệt sự giống và khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đưa ra được bản đồ tăng trưởng kinh tế trên thế giới và ở Việt Nam thời gian qua cũng như nêu ra các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chương III. Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính; Chương này giúp người học khái quát được hệ thống tài chính bao gồm những bộ phận nào, phương thức hoạt động của hệ thống tài chính nhằm chuyển tiết kiệm của người này cho đầu tư của người khác. Mô hình thị trường vốn vay cho một nền kinh tế đóng trong dài hạn sẽ được phát triển. Đồng thời thông qua mô hình này chúng ta có thể phân tích tác động của chính sách của chính phủ đến lãi suất, tiết kiệm và đầu tư. Chương IV. Tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế; tổng cầu và xác định sản lượng quốc gia: phân tích các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế từ tổng cầu trong ngắn hạn và chính sách công cộng có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm sút và thất nghiệp tăng cao. Chương V. Tiền tệ và thị trường tiền tệ: chương này tập trung vào các vấn đề liên quan đến tiền: tiền, các hình thái của tiền, hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào và cách thức ngân hàng trung ương kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ;. Chương VI. Lạm phát và thất nghiệp; đây là chương tập trung vào lạm phát: nội dung chương giới thiệu khái niệm, cách thức đo lường lạm phát, các nguyên nhân gây ra lạm phát và tác hại của nó. Bàn về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp và tìm hiểu thất nghiệp, các nguyên nhân gây ra thất nghiệp và cách tính thất nghiệp. Chương VII. Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở: chương này tập trung vào những khái niệm cơ bản liên quan đến tỷ giá hối đoái, phân tích cung cầu về vốn vay 4 và thị trường ngoại tệ. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các chính sách và sự kiện đến nền kinh tế mở. Tài liệu này được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách kinh tế vĩ mô của các trường đại học trong nước và các sách dịch. Nội dung cơ bản của tài liệu được biên soạn chủ yếu dựa vào các tài liệu: (1) Sách “ Nguyên lý kinh tế học tập 2” của giáo sư N. Gregory Mankiw (giáo sư kinh tế học trường Đại học tổng hợp Harvard). Sách này được dịch sang tiếng việt bởi khoa Kinh tế học - Trường Đại học quốc dân Hà Nội, nhà xuất bản Thống kê, 2003. (2) Sách “ Kinh tế học” tái bản lần 1 của tác giả Paul A Samuelson và Wiliam D. Nordhaus. Nhà xuất bản thống kê, 2002. (3) Sách Kinh tế học vĩ mô của David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2008. (4) Sách Bài tập Kinh tế học của Damian Ward và Daivd Begg, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2007. (5) Các thông tin thực tế cùng kinh nghiệm tích lũy từ đọc các sách, báo khác của tác giả và những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn Kinh tế - khoa Kinh tế Trường đại học Vinh. Cuối cùng tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và cộng sự đã có những đóng góp quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này. Chủ biên cuốn sách này là ThS Nguyễn Thị Minh Phượng Tham gia biên soạn gồm có: - ThS Nguyễn Thị Minh Phượng, chủ biên và biên soạn chương I, IV và V; - ThS Nguyễn Hoài Nam, biên soạn chương II & III; - ThS Trịnh Thị Huyền Thương, biên soạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: