Danh mục tài liệu

Bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông Trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.53 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu và lựa chọn được 10 bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho nam đội tuyển cầu lông góp phần nâng cao thành tích cho đội cầu lông nam trường Đại học Thủ Dầu Một.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông Trường Đại học Thủ Dầu Một BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH ĐỘNG TÁC CHO ĐỘI TUYỂN NAM CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Biện Thị Ngọc Anh 1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường ĐH Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Giáo dục thể chất đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển cũng như hình ảnh củanhà Trường đặc biệt là các hoạt động thi đấu thể thao, vì vậy tập thể giảng viên chương trình luôncố gắng trong công tác giảng dạy và huấn luyện, lựa chọn những phương pháp cũng như bài tậpđể huấn luyện cho đội tuyển sinh viên Trường tham gia các giải đấu trong và ngoài Trường đểdành được các thứ hạn cao như môn:, bóng đá, điền kinh…. Từ cơ sở đó tôi đã tiến hành nghiêncứu và lựa chọn được 10 bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho nam đội tuyển cầu lônggóp phần nâng cao thành tích cho đội cầu lông nam trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Bài tập; Cầu lông; Đại học Thủ Dầu Một; Sinh viên; Sức nhanh động tác.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của khoahọc kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực, đã tạo nên thành tựu quan trọng có tác động mạnh mẽ tới đờisống của con người trên nhiều mặt, và đặc biệt là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Căn cứ vào chủtrương, đường lối, quan điểm phát triển thể dục thể thao (TDTT) của Việt Nam đã được xác địnhlà yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng vàphát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực tầm vóc, tuổi thọ của người Việt Nam, lành mạnhhóa lối sống của thanh thiếu niên. Ngoài ra hoạt động thể thao trong nhà trường còn là hoạt động tự nguyện của sinh viên,được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phùhợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợthực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạođiều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thểthao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Do đó hoạt động thi đấu thể dục thểthao trong và ngoài nhà trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhàTrường, trong đó có môn cầu lông. Cầu lông được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tậpluyện đơn giản, dễ tập; Cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Tập luyện môn cầu lôngcó nhiều tác dụng góp phần làm đa dạng và nâng cao hiệu quả cao về tăng cường sức khỏe, giáodục nhân cách, kéo dài tuổi thọ (Phan Ngọc Thiết Kế, 2019),… Môn học cầu lông tuy mới đượcđưa vào giảng dạy tại trường đại học Thủ Dầu Một từ những năm gần đây nhưng đã thu hút rấtnhiều sinh viên đăng ký học tập, hoạt động ngoại khóa và tham gia các giải đấu Cầu lông Sinhviên cấp tỉnh. 9 Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp mạnh mẽ, tất cả các kỹ thuật trongcầu lông đều liên quan đến yếu tố thể lực, bởi vì vận động viên (VĐV) có thể lực tốt thì đánhcầu mới có hiệu quả cao, phát huy được toàn bộ sức mạnh của những quả đập cầu, sức nhanhcủa di chuyển…Trong môn cầu lông để có thể thi đấu tốt, ngoài kỹ năng kỹ xảo, vận động viênphải có một nền tảng thể lực tốt và tâm lý thi đấu vững vàng. Kỹ thuật cầu lông rất phức tạp vàđòi hỏi một quá trình tập luyện lâu dài và gian khổ. Với xu hướng phát triển lối đánh cầu tốcđộ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công và phòng thủ. Việc phát triển tố chất sức nhanh độngtác trong cầu lông rất cần thiết bởi thi đấu cầu lông đòi hỏi một kỹ thuật điêu luyện kết hợp vớithực hiện những động tác tổng hợp và năng lực vận động của người tập để mang lại hiệu quảthi đấu tốt nhất. Qua nghiên cứu thực trạng một số giải thi đấu hội thao sinh viên Trường cũng như hộithao sinh viên tỉnh, tôi nhận thấy về mặt kỹ thuật thì đa số sinh viên đã thực hiện tốt. Tuy nhiênsự chuẩn bị về mặt thể lực chưa được thực sự chú trọng và phát triển tốt, đặc biệt là tố chất sứcnhanh động tác ở các vận động viên chưa được khai thác và phát huy nhiều trong quá trình thiđấu. Để giúp người tập hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu thực trạng vềsự phát triển tố chất sức nhanh động tác. Trên cơ sở đó tôi đã tiến hành lựa chọn: “Bài tậpnhằm phát triển sức nhanh cho đội tuyển nam cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một”.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong quátrình nghiên cứu nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đếnvấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học và bàn luận kết quảtrong quá trình thực nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Được tiến hành nhằm tham khảo ý kiến các Huấn luyện viên,Giảng viên những người có kinh nghiệm đã và đang làm công tác giảng dạy và huấn luyện môncầu lông Phương pháp quan sát và kiểm tra sư phạm: Phương pháp kiểm tra sư phạm được sửdụng để kiểm tra, đánh giá thực trạng sức nhanh động tác của sinh viên nam và đánh giá hiệuquả chương trình. Hệ thống các test được lựa chọn có đủ độ tin cậy, tính ổn định và tính thôngbáo cao, một số test đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Mục đích của phương pháp thực nghiệm sư phạmnhằm lựa chọn được một số bài tập vào chương trình huấn luyện. Chia làm 2 nhóm: Có trình độ tương đối đồng đều. + Nhóm đối chứng gồm 10 nam: Tập theo các bài tập huấn luyện trước đây. + Nhóm thực nghiệm gồm 10 nam: Tập các bài tập do tôi lựa chọn. Phương pháp toán học thống kê: Tính giá trị trung bình: 10 x: Giá trị của từng ...

Tài liệu có liên quan: