Danh mục tài liệu

Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.10 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM - HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ QUY MÔ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Phương Thảo*, Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kế toán trách nhiệm là một vấn đề khá mới. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân. Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: kế toán trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm, trung tâm đầu tư, trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, doanh nghiệp Thái Nguyên SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ QUY MÔ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng có nhiều những doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng như Tổng Công ty gang thép Thái Nguyên, cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, thành lập năm 1959 với 18 đơn vị thành viên, hoạt động kinh doanh rộng rãi trên nhiều tỉnh thành, doanh thu năm 2009 đã đạt trên 8.300 tỷ VNĐ. Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng thành lập năm 1993, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công ty có 9 công ty con và nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc, tổng số lao động hơn 1.000 người, doanh thu hàng năm đạt từ 9.500 đến 10.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 230 đến 250 tỷ đồng. Hợp tác xã công nghiệp và vận tải Chiến Công, thành lập năm 1993, tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của hợp tác xã và các công ty thành viên đạt trên 400 tỷ đồng. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của hiện nay của hợp tác xã là: Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng vật tư công nghiệp phục vụ sản xuất, khai thác và chế biến khoáng sản, đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, luyện gang, thép, luyện thiếc và luyện Fero các loại, đầu  tư địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đòi hỏi phải sử dụng mô hình quản lý phù hợp. Mô hình quản lý kế toán trách nhiệm được xem là mô hình hợp lý, một hướng tiếp cận mới trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp lớn Thái Nguyên, giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Kế toán trách nhiệm là hệ thống các khái niệm và công cụ mà các kế toán viên sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận nhằm thúc đẩy những nỗ lực hướng về mục tiêu chung của tổ chức (Hilton,1991). Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin về doanh thu và chi phí theo nhóm trách nhiệm. Lãnh đạo của mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của mình. Các cấp quản trị sẽ đánh giá và báo cáo lên cấp trên của mình về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý. Thông qua đó, các cấp quản trị cao sẽ sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức và đưa ra các quyết định phù hợp. Như vậy, có thể hiểu kế toán trách nhiệm bao gồm 2 khía cạnh: thông tin và trách nhiệm. Việc phản ánh thực trạng kinh doanh và đánh giá các thông tin mang tính chất nội bộ về hoạt động sản xuất Tel: 0988090796; Email: nguyenphuongthao_tueba@yahoo.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 30 Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ kinh doanh của đơn vị từ cấp quản trị thấp đến cấp quản trị cao hơn đó là khía cạnh thông tin. Khía cạnh trách nhiệm được hiểu là việc quy trách nhiệm về những sự kiện kinh tế, tài chính xảy ra. Tùy thuộc vào việc sử dụng 2 khía cạnh của kế toán trách nhiệm mà ảnh hưởng đến thái độ của nhà quản trị và hiệu quả của việc phân cấp trách nhiệm trong tổ chức hoạt động. TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức hoạt động nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ phận mình. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy, phân cấp cơ chế, quản lý tài chính mà mỗi tổ chức hoạt động có các trung tâm trách nhiệm khác nhau. Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống thang bậc từ cấp quản trị thấp đến cấp quản trị cao. Trung tâm trách nhiệm được hình thành từ đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động, cơ chế phân cấp quản lý tài chính của từng đơn vị cụ thể và nó phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh theo từng ngành nghề. Trung tâm trách nhiệm phát huy tác dụng khi cơ chế quản lý tài chính được phân cấp cụ thể cho từng người, từng bộ phận gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong từng hoạt động. Báo cáo kết quả kinh doanh của từng bộ phận gắn với trách nhiệm của từng nhà quản trị cụ thể có giá trị rất cao đối với hiệu quả của các hoạt động trong hiện tại và tương lai. Một tổ chức hoạt động phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận: Phòng ban, phân xưởng… gắn với cơ chế tài chính khen thưởng, xử phạt thích đáng sẽ là động lực quan trọng trong quá trình tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong các tổ chức hoạt động khi phân cấp quản lý tài chính mạnh mẽ, các nhà quản trị càng chủ động trong các quyết định điều hành doanh nghiệp. Các nhà quản trị phát huy tính tư duy, sáng tạo trong các tình huống để tạo ra cái mới. Khi đó nhà quản trị phải chịu trách nhiệm ...