
Bàn về chủ đề 'tính dục hiện sinh' trong thơ Việt Nam đương đại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về chủ đề “tính dục hiện sinh” trong thơ Việt Nam đương đạiHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0051Social Sciences, 2021, Volume 66, Issue 3, pp. 91-100This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BÀN VỀ CHỦ ĐỀ “TÍNH DỤC HIỆN SINH” TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Đoàn Thị Hạnh Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Vinh Tóm tắt. Quan tâm đến vẻ đẹp thân xác trong tình yêu để làm rõ tính nhân bản nhân văn trong tình yêu là đóng góp lớn của các nhà thơ Việt Nam đương đại. Theo tư tưởng hiện sinh, con người sinh ra không tự quyết định được số phận. Họ luôn cảm thấy âu lo vì sự hư hao mỏng mảnh của kiếp người. Chính điều đó khiến con người luôn cô đơn. Nhưng con người chấp nhận sự cô đơn và vươn lên để sống khẳng định nhân vị của chính mình. Và tính dục là một trong những chủ đề trọng tâm của chủ nghĩa hiện sinh giúp con người tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, vượt lên nỗi cô đơn nghiệp dĩ. Có thể nói, thơ Việt Nam đương đại từ sau năm 1986 đã tiếp nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa hiện sinh từ phương Tây và đã tạo xu hướng mới về chủ đề “tính dục”. Bài viết đề cập đến những đóng góp lớn đáng ghi nhận của các nhà thơ Việt Nam đương đại, góp phần đổi mới thơ ca, đem đến cho người đọc quan niệm, nhân thức mới mẻ về chủ đề “tính dục” vốn bị nhiều cấm kị và né tránh cả trong đời sống thực tiễn và trong văn học. Từ khóa: Chủ nghĩa hiện sinh, tính dục, thơ Việt Nam đương đại.1. Mở đầu Từ năm 1986 đến nay, cùng với những thay đổi mạnh mẽ của chính trị - xã hội, văn họcđương đại Việt Nam đã có những chuyển mình vượt bậc. “Văn học đương đại” thuộc vào phạmtrù “văn học hiện đại”, nhằm chỉ văn học được sáng tác gần đây và ngày nay. Năm 1986 đượcchúng tôi xem như một dấu mốc đánh dấu cho sự bắt đầu của giai đoạn văn học này bởi đây làthời điểm mang tính bản lề cho thấy sự khác biệt trong tư duy sáng tác và quan niệm thẩm mĩcủa người viết lẫn người đọc. Trong văn học Việt Nam đương đại có một bộ phận phát triển rấtnăng động. Đó chính là thơ ca. Thơ đương đại Việt Nam là tiếng nói bộc lộ sự nhận thức, tưduy, quan niệm thẩm mĩ và những trăn trở của người nghệ sĩ về con người trong bối cảnh thờiđại mới. Bên cạnh những đề tài đất nước mang màu sắc sử thi vẫn được tiếp tục đề cập, thơ ViệtNam đương đại còn tiếp nhận những luồng tư tưởng mới mẻ từ phương Tây, trong đó có chủnghĩa hiện sinh. Bên cạnh những chủ đề như lo âu, cô đơn, buồn nôn, phi lý, dấn thân, nổi loạn...của chủ nghĩa hiện sinh, thơ đương đại quan tâm đến chủ đề “tính dục” với cái nhìn mới mẻmang giá trị nhân bản, nhân văn. Các nhà thơ mà tác phẩm của họ in đậm dấu ấn về “tính dụchiện sinh” có thể kể đến như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Phan Thị VàngAnh, Phương Lan, Thanh Xuân… Tác giả Hồ Tiểu Ngọc khẳng định “Trong tình yêu có nhucầu tính dục...Đây là chủ đề phổ biến được các nhà thơ nữ quan tâm.Nó là một phần của bảnnăng sinh học, vừa là nguồn sống vừa là dục năng nói theo nghĩa tốt đẹp của từ này” [1, tr.74].Nhận thấy chủ đề tính dục hay tư tưởng hiện sinh như yếu tố mới xuất hiện trong thơ Việt NamNgày nhận bài: 22/6/2020. Ngày sửa bài: 29/7/2020. Ngày nhận đăng: 10/8/2021.Tác giả liên hệ: Đoàn Thị Hạnh. Địa chỉ e-mail: doanhanh06@gmail.com 91 Đoàn Thị Hạnhđương đại, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện. Tuy nhiên các công trình hầu nhưchưa có sự quan tâm thấu đáo đến chủ đề tính dục với tư cách là một phương tiện biểu hiện củaquan niệm hiện sinh, hoặc nếu có thì chỉ mới nghiên cứu trong phạm vi một tác giả. Ở bài viếtnày, chúng tôi tập trung làm rõ tính dục trong thơ Việt Nam đương đại là một ám ảnh của nhiềunhà thơ, hơn nữa nó không đơn thuần là chuyện bản năng của con người mà còn phản chiếu mộtcái nhìn mang đậm dấu ấn hiện sinh.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Chủ nghĩa hiện sinh và chủ đề “tính dục hiện sinh” Thuyết hiện sinh được khởi nguồn từ Đức, sau du nhập vào Pháp và ảnh hưởng khắp châuÂu từ cuối thế kỉ XIX với các triết gia tiêu biểu như: Friedrich Nietzsche (1844-1900), SorenKierkeggard (1813-1855), Martin Heidegger (1889-1976), Karl Jasper (1883-1969), MauriceMerleau-Ponty (1908-1961). Trào lưu này ảnh hưởng lớn và trực tiếp vào đời sống văn học,hình thành nên hai trường phái văn chương chủ đạo: phái hữu thần gồm hai nhà văn tiêu biểu:Gabriel Marcel và Jacques Maritain và đại diện cho phái vô thần có Jean-Paul Sartre, AlbertCamus, Simone de Beauvoir… Dù theo vô thần hay hữu thần, chủ nghĩa hiện sinh luôn quantâm đến thân phận con người như một nhân vị độc đáo, tự do bởi “con người không có một bảnchất có sẵn, nó phải hiện sinh để tự làm nên mình, con người hiện s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ nghĩa hiện sinh Thơ Việt Nam đương đại Tính dục hiện sinh trong thơ Đổi mới thơ ca Văn học đương đạiTài liệu có liên quan:
-
Bài 13B. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN - 042011
101 trang 504 0 0 -
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 161 0 0 -
180 trang 73 0 0
-
8 trang 70 0 0
-
Hệ thống hóa giá trị và hạn chế của một số trường phái triết học nhân sinh Mỹ
5 trang 64 0 0 -
Mĩ học hiện sinh và sự lên ngôi của nhân vị
9 trang 43 0 0 -
Con người hiện sinh trong tác phẩm Tuần trăng mật màu xanh của Nguyễn Thị Hoàng
13 trang 41 0 0 -
Đạo đức học hiện sinh và những hàm ý giáo dục của nó
10 trang 41 0 0 -
Tìm hiểu về Triết học Mỹ: Phần 2
176 trang 41 0 0 -
15 trang 41 0 0
-
Lịch sử triết học phương Tây cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX: Phần 1
290 trang 41 0 0 -
Đối diện với con người của thuyết hiện sinh
8 trang 38 0 0 -
Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại
18 trang 38 0 0 -
sáu người đi khắp thế gian: phần 2
560 trang 36 0 0 -
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
8 trang 36 0 0 -
365 trang 35 0 0
-
BÀI 10. NHU CẦU XÃ HỘI VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGHỀ
23 trang 34 0 0 -
244 trang 34 0 0
-
Cảm thức hiện sinh trong tác phẩm Kitchen của Yoshimoto Banana
7 trang 34 0 0 -
21 trang 33 0 0