
Báo cáo nghiên cứu khoa học CÁC CỬA Ô Ở HÀ NỘI Nguyễn Vĩnh Phúc
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 162.68 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ô Cầu Dừa, Ô cầu Dền, Ô Quan Chưởng… Đây hẳn là những “đặc sản” của Hà Nội, vì khắc các tỉnh thành nước ta chẳng nơi nào có các ô, các cửa ô. Nhất là các cửa ô đó lại đã từng đi vào sử sách. Ví dụ: Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển XVII có đoạn chép: “Trịnh Tùng qua sông Tô lịch, đến cầu Nhân mục, đóng ở Gò Bán, chia tả quân một vạn đánh Cầu Dừa… hữu quân một vạn rưởi đánh Cầu Dền”… (Bản dịch của Viện sử học). Thượng kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " CÁC CỬA Ô Ở HÀ NỘI Nguyễn Vĩnh Phúc " CÁC CỬA Ô Ở HÀ NỘI Nguyễn Vĩnh Phúc Ô Cầu Dừa, Ô cầu Dền, Ô Quan Chưởng… Đây hẳn là những “đặc sản” của Hà Nội, vì khắc các tỉnh thành nước tachẳng nơi nào có các ô, các cửa ô. Nhất là các cửa ô đó lại đã từng đi vào sử sách.Ví dụ: Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển XVII có đoạn chép: “Trịnh Tùngqua sông Tô lịch, đến cầu Nhân mục, đóng ở Gò Bán, chia tả quân một vạn đánhCầu Dừa… hữu quân một vạn rưởi đánh Cầu Dền”… (Bản dịch của Viện sử học).Thượng kinh ký sự của Hải thượng Lãn Ông ở chương Vào phủ chúa có ghi: “Hômsau quan văn thư theo đường bên tả qua Nhân Mục thẳng qua Hoàng Mai, theoCầu Dền mà vào thành”. Sách Cổ tích và thắng cảnh thủ đô (bản dịch của PhanVõ) của Sở Bảo có viết về Ô quan Chưởng: “Ngày Pháp sinh sự đánh thành HàNội (20-11-1873) chúng đi qua c ửa ô này. Viên chưởng cơ chỉ huy quân sĩ chốngcự rất anh dũng và hy sinh tại đó. Vì vậy mới có tên gọi là Ô quan Chưởng”. Gần đây hơn, lại có một cửa ô đã chứng kiến tội ác của Thực dân Pháp khichúng quay lại gây chiến năm 1946: tại ngã ba phố Hàng Bún hiện có tấm biamang những dòng chữ: “khắc sâu căm thù thực dân xâm lược Pháp đã tàn sát đồngbào ta tại nơi đây ngày 17 tháng 12 năm 1946 mở đầu cuộc gây hấn của chúng ởThủ đô Hà Nội”. Ngã ba đó chính là cửa Ô Thạch Khối ngày xưa. Vào mùa hènăm 1967, hai tên giặc lái Mỹ từ hai máy bay bị quân dân Hà Nội bắn tan đã rơixuống chỗ ngôi nhà 71 phố Thụy Khuê, thì đấy cũng lại là cửa ô Thụy Chương đờitrước. Còn như trong thơ ca văn nhạc thì các cửa ô nghiễm nhiên đã trở thànhhình ảnh có tượng trưng cho Hà Nội từ lâu rồi. Vậy ô là gì? Cửa ô là gì? Tại saolại có các cửa ô? và có từ bao giờ?. Dưới đây xin trình bày lần lượt về các vấn đề trên. Thực ra ngay bản thân cái danh từ “Ô” cũng đã là vấn đề hóc búa! Ô làtiếng Nôm hay tiếng Hán Việt? - trong tất cả những tiếng Hán Việt đọc là “ô” đềukhông có nghĩa nào phù hợp với thực tế các cửa ô nói trong sách cũ cũng nh ư cửaô Quan Chưởng còn sót lại kia. Tuy rằng các sách chữ Hán của ta có dùng chữ “ômôn” nhưng thực ra dịch ra đó là dịch chữ “cửa ô” chứ không phải là danh từ vốncó của từ vựng Hán Việt. Trong tiếng Nôm thì chữ ‘ô” có nhiều nghĩa. Nh ưng xét ra chỉ có cái nghĩangăn là có phần phù hợp. Một ô là một ngăn. Ta vẫn thường nói “ô trầu”, “ôthuốc”… Phải chăng là vì các cửa này có những ô, những ngăn ở hai bên cửachính (như cửa ô quan Chưởng) nên gọi chung là các cửa ô? (Hoặc có thể hiểumột cách đơn giản hơn là cửa có nhiều ô?). Vấn đề này cần nghiên cứu thêm vềngữ ngôn. Có điều đáng chú ý là từ vựng Hán Việt có chữ “ổ” hình như liên quanđến tiếng “ô”. Có thể tiếng nôm “ô” là do tiếng Hán - Việt “ổ” đọc chệch đichăng?. Vì trong Từ nguyên tập sửu bộ Thổ trang 348 có chữ “ổ” với nghĩa là : “Ụchắn nhỏ”. Ngoài các thôn xóm đắp đất làm ụ đề phòng giữ, gọi là ổ. Hậu Hán thưchép: Đổng Trác đắp ụ ở Mi, gọi là Vạn tuế ổ”. Kể ra cái cửa ô Quan Chưởng kia không phải là “Ụ chắn nhỏ” nhưng thựctế thì rõ là một công trình có ý nghĩa phòng giữ. Kiến trúc cửa ô đó có khác nàomột cổng thành: tường khá dày, ba ô cửa xưa kia hẳn còn có cánh cửa khép mở,trên ô chính giữa có vọng lâu để nhìn xa, nhìn bao quát, phát huy tính năng củađiểm cao. Xưa kia tại các cửa ô thường xuyên có lính gác, vì hiện nay ở cửa ôQuan Chưởng trên tường cửa chính còn có gắn một tấm bia đá niên hiệu Tự Đứcthứ 34 (1882), ghi lệnh của ông Tổng đốc Hoàng Diệu cấm người canh cửa khôngđược sách nhiễu dân khi đưa đám ma qua ô. Thời Lê Mạt cũng có lính gác các cửaô. Hải Thượng Lãn Ông trong Thượng kinh ký sự có kể lại quang cảnh của ô CầuDền: …“thấy một thành đất, không cao lắm, cạnh có tường. Trên thành là đườngxe ngựa đi. Ngoài là hàng rào tre. Dưới chân là hào sâu, có thả đầy chông. Thànhcó 3 vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng gươm dao sáng quắc”. Rõ ràng làcác cửa ô có công dụng nh ư các cổng thành, điều đó không nghi ngờ gì nữa. Cóđiều chúng thuộc về tòa thành nào? Có từ bao giờ?. Về câu hỏi thứ nhất, căn cứ vào hai bản đồ tỉnh thành Hà Nội dựng năm1831 và 1866 - mà ông Trần Huy Bá vẽ lại, đem in trong Lịch sử thủ đô Hà Nộichúng ta có thể giải đáp dễ dàng. Đó là một tòa thành đất (gọi là lũy đất cũngđược) có bốn mặt như sau: mặt phía Đông gần chung với đê sông Hồng, từ dốcYên Phụ đến ngã ba đường Nguyễn Khoái - Lãng Yên, dài khoảng 6.000m. MặtNam thì tiếp đó, thành chạy sang ô Đông Mác rồi nối theo con đê lần lượt mangcác tên đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, La thành, tới ngã ba Giảng Võ dàikhoảng 5.000m. Từ ngã ba này thành chạy ngược theo đường Giảng Võ, qua bến ôtô Kim Mã, vượt đường Nguyễn Thái Học ra phố Ngọc Hà, chạy bao quanh phíasau núi Sưa (mà lâu nay thường gọi lầm là núi Khán) tới đầu dốc Hoàng HoaThám, dài khoảng 3.000m. Đó là mặt Tây. Còn mặt Bắc thì lại tiếp đấy chạyngược đường Hoàng Hoa Thám ra đền Quan Thánh, noi theo đường Thanh niênđể trở lại dốc Yên Phụ, dài khoảng 2.000m. Tổng cộng chu vi thành này là khoảng16km. Trước đây nhiều người cho đó là thành Đại La của Cao Biền, đắp hồi thếkỷ thứ 9 (như các tác giả Bắc thành địa dư chí, C.Madrolle trong Bắc ĐôngDương chỉ nam (Indochine du North - Guide), Nguyễn Bá Chính trong Hà Nội chỉnam)). Ngày nay, tuy tập Lịch sử thủ đô Hà Nội của Viện sử học cũng như cácbáo đăng rải rác trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (các số 9, 14, 15, 17, 68, 85, 91)đã bước đầu xác định vị trí thành Đại La nhưng trong thực tế, vẫn có đoạn đườngmang tên là Đường La thành nên vẫn có thể gây ra sự hiểu nhầm, vẫn có thể cóngười xem toà thành đất bên trên là thành Đại La. Đến đây, xin phép nhắc lạinhững tòa thành cũ ở Hà Nội xưa mà sử gọi là La Thành, thành Đại La, thànhThăng Long… Thành Thăng Long đời Nguyễn thì nay ai cũng nhận ra được, nógần trùng với những con đường L ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " CÁC CỬA Ô Ở HÀ NỘI Nguyễn Vĩnh Phúc " CÁC CỬA Ô Ở HÀ NỘI Nguyễn Vĩnh Phúc Ô Cầu Dừa, Ô cầu Dền, Ô Quan Chưởng… Đây hẳn là những “đặc sản” của Hà Nội, vì khắc các tỉnh thành nước tachẳng nơi nào có các ô, các cửa ô. Nhất là các cửa ô đó lại đã từng đi vào sử sách.Ví dụ: Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển XVII có đoạn chép: “Trịnh Tùngqua sông Tô lịch, đến cầu Nhân mục, đóng ở Gò Bán, chia tả quân một vạn đánhCầu Dừa… hữu quân một vạn rưởi đánh Cầu Dền”… (Bản dịch của Viện sử học).Thượng kinh ký sự của Hải thượng Lãn Ông ở chương Vào phủ chúa có ghi: “Hômsau quan văn thư theo đường bên tả qua Nhân Mục thẳng qua Hoàng Mai, theoCầu Dền mà vào thành”. Sách Cổ tích và thắng cảnh thủ đô (bản dịch của PhanVõ) của Sở Bảo có viết về Ô quan Chưởng: “Ngày Pháp sinh sự đánh thành HàNội (20-11-1873) chúng đi qua c ửa ô này. Viên chưởng cơ chỉ huy quân sĩ chốngcự rất anh dũng và hy sinh tại đó. Vì vậy mới có tên gọi là Ô quan Chưởng”. Gần đây hơn, lại có một cửa ô đã chứng kiến tội ác của Thực dân Pháp khichúng quay lại gây chiến năm 1946: tại ngã ba phố Hàng Bún hiện có tấm biamang những dòng chữ: “khắc sâu căm thù thực dân xâm lược Pháp đã tàn sát đồngbào ta tại nơi đây ngày 17 tháng 12 năm 1946 mở đầu cuộc gây hấn của chúng ởThủ đô Hà Nội”. Ngã ba đó chính là cửa Ô Thạch Khối ngày xưa. Vào mùa hènăm 1967, hai tên giặc lái Mỹ từ hai máy bay bị quân dân Hà Nội bắn tan đã rơixuống chỗ ngôi nhà 71 phố Thụy Khuê, thì đấy cũng lại là cửa ô Thụy Chương đờitrước. Còn như trong thơ ca văn nhạc thì các cửa ô nghiễm nhiên đã trở thànhhình ảnh có tượng trưng cho Hà Nội từ lâu rồi. Vậy ô là gì? Cửa ô là gì? Tại saolại có các cửa ô? và có từ bao giờ?. Dưới đây xin trình bày lần lượt về các vấn đề trên. Thực ra ngay bản thân cái danh từ “Ô” cũng đã là vấn đề hóc búa! Ô làtiếng Nôm hay tiếng Hán Việt? - trong tất cả những tiếng Hán Việt đọc là “ô” đềukhông có nghĩa nào phù hợp với thực tế các cửa ô nói trong sách cũ cũng nh ư cửaô Quan Chưởng còn sót lại kia. Tuy rằng các sách chữ Hán của ta có dùng chữ “ômôn” nhưng thực ra dịch ra đó là dịch chữ “cửa ô” chứ không phải là danh từ vốncó của từ vựng Hán Việt. Trong tiếng Nôm thì chữ ‘ô” có nhiều nghĩa. Nh ưng xét ra chỉ có cái nghĩangăn là có phần phù hợp. Một ô là một ngăn. Ta vẫn thường nói “ô trầu”, “ôthuốc”… Phải chăng là vì các cửa này có những ô, những ngăn ở hai bên cửachính (như cửa ô quan Chưởng) nên gọi chung là các cửa ô? (Hoặc có thể hiểumột cách đơn giản hơn là cửa có nhiều ô?). Vấn đề này cần nghiên cứu thêm vềngữ ngôn. Có điều đáng chú ý là từ vựng Hán Việt có chữ “ổ” hình như liên quanđến tiếng “ô”. Có thể tiếng nôm “ô” là do tiếng Hán - Việt “ổ” đọc chệch đichăng?. Vì trong Từ nguyên tập sửu bộ Thổ trang 348 có chữ “ổ” với nghĩa là : “Ụchắn nhỏ”. Ngoài các thôn xóm đắp đất làm ụ đề phòng giữ, gọi là ổ. Hậu Hán thưchép: Đổng Trác đắp ụ ở Mi, gọi là Vạn tuế ổ”. Kể ra cái cửa ô Quan Chưởng kia không phải là “Ụ chắn nhỏ” nhưng thựctế thì rõ là một công trình có ý nghĩa phòng giữ. Kiến trúc cửa ô đó có khác nàomột cổng thành: tường khá dày, ba ô cửa xưa kia hẳn còn có cánh cửa khép mở,trên ô chính giữa có vọng lâu để nhìn xa, nhìn bao quát, phát huy tính năng củađiểm cao. Xưa kia tại các cửa ô thường xuyên có lính gác, vì hiện nay ở cửa ôQuan Chưởng trên tường cửa chính còn có gắn một tấm bia đá niên hiệu Tự Đứcthứ 34 (1882), ghi lệnh của ông Tổng đốc Hoàng Diệu cấm người canh cửa khôngđược sách nhiễu dân khi đưa đám ma qua ô. Thời Lê Mạt cũng có lính gác các cửaô. Hải Thượng Lãn Ông trong Thượng kinh ký sự có kể lại quang cảnh của ô CầuDền: …“thấy một thành đất, không cao lắm, cạnh có tường. Trên thành là đườngxe ngựa đi. Ngoài là hàng rào tre. Dưới chân là hào sâu, có thả đầy chông. Thànhcó 3 vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng gươm dao sáng quắc”. Rõ ràng làcác cửa ô có công dụng nh ư các cổng thành, điều đó không nghi ngờ gì nữa. Cóđiều chúng thuộc về tòa thành nào? Có từ bao giờ?. Về câu hỏi thứ nhất, căn cứ vào hai bản đồ tỉnh thành Hà Nội dựng năm1831 và 1866 - mà ông Trần Huy Bá vẽ lại, đem in trong Lịch sử thủ đô Hà Nộichúng ta có thể giải đáp dễ dàng. Đó là một tòa thành đất (gọi là lũy đất cũngđược) có bốn mặt như sau: mặt phía Đông gần chung với đê sông Hồng, từ dốcYên Phụ đến ngã ba đường Nguyễn Khoái - Lãng Yên, dài khoảng 6.000m. MặtNam thì tiếp đó, thành chạy sang ô Đông Mác rồi nối theo con đê lần lượt mangcác tên đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, La thành, tới ngã ba Giảng Võ dàikhoảng 5.000m. Từ ngã ba này thành chạy ngược theo đường Giảng Võ, qua bến ôtô Kim Mã, vượt đường Nguyễn Thái Học ra phố Ngọc Hà, chạy bao quanh phíasau núi Sưa (mà lâu nay thường gọi lầm là núi Khán) tới đầu dốc Hoàng HoaThám, dài khoảng 3.000m. Đó là mặt Tây. Còn mặt Bắc thì lại tiếp đấy chạyngược đường Hoàng Hoa Thám ra đền Quan Thánh, noi theo đường Thanh niênđể trở lại dốc Yên Phụ, dài khoảng 2.000m. Tổng cộng chu vi thành này là khoảng16km. Trước đây nhiều người cho đó là thành Đại La của Cao Biền, đắp hồi thếkỷ thứ 9 (như các tác giả Bắc thành địa dư chí, C.Madrolle trong Bắc ĐôngDương chỉ nam (Indochine du North - Guide), Nguyễn Bá Chính trong Hà Nội chỉnam)). Ngày nay, tuy tập Lịch sử thủ đô Hà Nội của Viện sử học cũng như cácbáo đăng rải rác trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (các số 9, 14, 15, 17, 68, 85, 91)đã bước đầu xác định vị trí thành Đại La nhưng trong thực tế, vẫn có đoạn đườngmang tên là Đường La thành nên vẫn có thể gây ra sự hiểu nhầm, vẫn có thể cóngười xem toà thành đất bên trên là thành Đại La. Đến đây, xin phép nhắc lạinhững tòa thành cũ ở Hà Nội xưa mà sử gọi là La Thành, thành Đại La, thànhThăng Long… Thành Thăng Long đời Nguyễn thì nay ai cũng nhận ra được, nógần trùng với những con đường L ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo nghiên cứu nghiên cứu khoa học nghiên cứu lịch sử khảo cổ học lịch sử Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1880 5 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 533 0 0 -
57 trang 375 0 0
-
33 trang 365 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 312 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 304 0 0 -
95 trang 291 1 0
-
15 trang 269 0 0
-
29 trang 258 0 0
-
4 trang 255 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 233 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 230 0 0 -
Đồ án nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ cảm biến IoT vào mô hình thủy canh
30 trang 210 0 0 -
61 trang 205 0 0
-
8 trang 203 0 0
-
112 trang 197 0 0
-
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
95 trang 197 0 0 -
Bài giảng Phương phương pháp nghiên cứu khoa học du lịch - PGS.TS. Trần Đức Thanh
131 trang 193 1 0 -
Tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học
9 trang 187 0 0 -
54 trang 175 0 0