Danh mục tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học: CHIA SẺ LỢI ÍCH – NỀN TẢNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN BENEFIT

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.33 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động luôn luôn là lợi ích mà chủ yếu là lợi ích kinh tế. Cơ sở của liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên không thể không dựa trên nền tảng lợi ích. Cơ chế liên kết kinh tế có hiệu quả là cơ chế chia sẻ lợi ích phát triển giữa các thành viên trong khu vực. Do đặc điểm địa lý và lịch sử phát triển, khu vực miền Trung – Tây Nguyên, rất cần một cơ chế liên kết kinh tế đặc thù....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CHIA SẺ LỢI ÍCH – NỀN TẢNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN BENEFIT " TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 CHIA SẺ LỢI ÍCH – NỀN TẢNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN BENEFIT SHARE – A FOUNDATION FOR ECONOMIC TIES IN CENTRAL PROVINCES AND WESTERN HIGHLANDS Trần Ngọc Ánh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động luôn luôn là lợi ích mà chủ yếu là lợi íchkinh tế. Cơ sở của liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên không thể không dựa trênnền tảng lợi ích. Cơ chế liên kết kinh tế có hiệu quả là cơ chế chia sẻ lợi ích phát triển giữa cácthành viên trong khu vực. Do đặc điểm địa lý và lịch sử phát triển, khu vực miền Trung – TâyNguyên, rất cần một cơ chế liên kết kinh tế đặc thù. Đương nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp,cần được nghiên cứu công phu và luận chứng một cách khoa học. Bài viết này là một cố gắngcủa tác giả, góp phần giải quyết vấn đề theo tinh thần đó. ABSTRACT The deep motivation which enhances human activities is always concerned withbenefits, mostly economic benefits. A foundation for Economic ties in the Central region andWestern Highlands can not develop without a foundation of benefits. An effective measure foreconomic ties is the mechanism which facilitates the development of benefit sharing among themember provinces in the region. With topographical and historical differences, the Centralregion and Western Highlands require a specific mechanism for their economic relations. This isobviously a complicated and macroscopic theme which needs to be properly studied andsupported by scientific facts. This article indicates the author’s effort in solving the problem.1. Lợi ích với tư cách là động lực của lịch sử Theo quan điểm phổ biến được thừa nhận rộng rãi hiện nay, sự phát triển của xãhội được quy định bởi tổng thể các điều kiện tự nhiên và xã hội, gắn liền với một hệthống các động lực tác động đến sự phát triển. Tuy nhiên, theo quan điểm của chủ nghĩaMác-Lênin, xét đến cùng, sự phát triển của xã hội bao giờ cũng là kết quả của nhữnghoạt động có ý thức của con người đang theo đuổi những lợi ích nhất định. Có thểkhẳng định, lợi ích giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của con người cũngnhư trong sự phát triển của xã hội. Bởi “lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của conngười theo đuổi mục đích của bản thân mình”(1). Do vậy, nghiên cứu lịch sử là nghiêncứu chính bản thân con người, và vì vậy, phải tìm động lực của lịch sử từ chính độnglực thúc đẩy con người hoạt động. Học thuyết Mác khẳng định, động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động luôn 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009luôn là lợi ích mà chủ yếu là lợi ích kinh tế. Mọi mâu thuẫn xã hội, xét đến cùng, đều làmâu thuẫn về lợi ích giữa những giai cấp, tập đoàn người, lực lượng và khuynh hướngxã hội. Trong nền sản xuất xã hội, cuộc đấu tranh của những lợi ích riêng biệt đã “vôtình” tạo ra một lực lượng sản xuất tăng lên gấp bội nhờ sự hợp tác của những cá nhân.Tất nhiên, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi tập đoàn, lực lượng đều chỉ theo đuổi nhữnglợi ích của riêng mình, nhưng muốn vậy, họ phải tham gia vào các quan hệ xã hội vàqua đó, họ tạo ra một phương thức hợp tác, hình thành một sức sản xuất mới. Lực lượngsản xuất được nhân lên gấp bội nhờ sự hợp tác của những cá nhân khác nhau do phâncông lao động xã hội quy định. Nhưng lợi ích không chỉ là động lực mà còn là sảnphẩm, là sự kết tinh, đối tượng hóa bản chất con người, tính người. Lợi ích vừa tồn tạidưới hình thức vật thể vừa là quan hệ xã hội – quan hệ lợi ích. Người ta quan hệ với nhau, trao đổi tính người cho nhau chính là thông qua sảnxuất và trao đổi sản phẩm của quá trình sản xuất ấy. Rõ ràng, lợi ích không phải là bảnthân quan hệ xã hội, mà là cái mang quan hệ xã hội. Lợi ích là cái liên kết các thànhviên trong xã hội, nó được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau và làm cơ sở choviệc xác lập các quan hệ giữa họ. Có thể nói, lợi ích là cái gắn bó mật thiết với conngười, là động lực của lịch sử, động lực của sự biến đổi lực lượng sản xuất. Bởi vậy,việc nhận thức quan hệ xã hội mà không làm rõ cơ sở lợi ích thì nhận thức đó chỉ mangtính trừu tượng. Luận điểm nổi tiếng của Mác: “Tư tưởng mà tách rời khỏi lời lợi ích thìnhất định sẽ tự làm nhục nó” vẫn mãi mãi còn nguyên giá trị. Dưới góc độ phát triển xãhội, phát triển sản xuất, chúng ta không dừng lại ở việc nhìn nhận vị trí, vai trò của lợiích trong hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi lực lượng cụ thể, mà quan trọng hơn, phảinghiên cứu sâu hơn mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích đó nhằm tìm ra nhữngđộng lực chung cho sự phát triển xã hội. Thiết nghĩ, đi tìm một cơ chế liên kết kinh tếkhu vực miền Trung – Tây Nguyên, không thể không dựa trên những quan điểm có tínhphương pháp luận đã nêu ở trên.2. Liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên trên nền tảng chia sẻ lợi íchphát triển Điều dễ nhận thấy là hiện nay, hầu như mọi người đều thống nhất nhận thức vềtính tất yếu cũng như tầm quan trọng của liên kết kinh tế khu vực. Một khi liên kết kinhtế là tất yếu khách quan, thì sớm hay muộn, nó cũng phải dần dần xuất hiện như một xuthế. Vấn đề đặt ra ở đây là con người, với tư cách là chủ thể của lịch sử, phải ứng phónhư thế nào trước xu thế đó? Chúng ta đang hiện hữu trong nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong giai đoạn hiện nay và có thể cả trong nhiềunăm sắp tới, khi mà thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: