
Báo cáo nghiên cứu khoa học: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀN QUỐC – HOA KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1989 – 2009)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀN QUỐC – HOA KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1989 – 2009)"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀN QUỐC – HOA KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1989 – 2009) Bùi Thị Kim Huệ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Hàn Quốc và Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1948. Trong quá trình triểnkhai quan hệ, Hàn Quốc luôn duy trì một sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Suốtthời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ luôn là thị trường rộng lớn nhất của Hàn Quốc. Chiến tranh lạnhkết thúc, cấu trúc thương mại giữa hai nước thay đổi. Va chạm thương mại giữa hai quốc giatrở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một thế giới có nhiều chuyển biến, thị trường Mỹ vẫntiếp tục dẫn đầu trong nền kinh tế toàn cầu và Hàn Quốc duy trì quan hệ kinh tế với Mỹ có ýnghĩa hết sức thiết thực. Đối với Mỹ, Hàn Quốc vẫn giữ một ví trí chiến lược ở châu Á – TháiBình Dương. Chính vì vậy, hai nước tiếp tục duy trì một mối quan hệ chặt chẽ trên nhiều lĩnhvực. Hợp tác thương mại đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Những thành tựu to lớn mà HànQuốc thu được trong quan hệ với Mỹ và những nhân tố đưa đến thành công là bài học vô giáđối với các quốc gia đang phát triển, đó cũng là những bài học hết sức ý nghĩa trong quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam.1. Bối cảnh lịch sử Từ cuối thập niên 1980, tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh đã được thaybằng xu hướng hòa giải và hợp tác. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước ĐôngÂu, Liên Xô (1989 - 1991) đánh dấu sự kết thúc của cục diện Chiến tranh lạnh và chấmdứt thời kỳ đối đầu căng thẳng giữa hai phe bị chi phối bởi hai cực Xô - Mĩ và mở ra mộtcục diện hoàn toàn mới trong quan hệ quốc tế toàn cầu. Về kinh tế, từ thập niên 1980, do sự thay đổi của tình hình quốc tế, xu hướngchung của thế giới là tăng trưởng thấp, các nước lớn đều tăng cường chính sách bảo hộmậu dịch. Kinh tế thế giới nhìn chung đang đối mặt với những khó khăn thách thức lớn.Nếu như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới năm 1954 là 4,2 %, năm 1962 là 5,2 %,năm 1970 là 3,7% thì đến năm 1980 giảm còn 2,8%. Sự cạnh tranh giữa các nước đểvượt qua vấn đề thất nghiệp và hậu quả của sự tăng trưởng thấp của nền kinh tế thế giới,nhiều nước đã thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch mạnh. Môi trường quốc tế chothấy muốn đạt được tăng trưởng kinh tế cần phải có tích lũy vốn lớn và tăng cường đổimới công nghệ [4, tr.91]. 93 Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1980, những thành tựu mới của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ đã mang lại nhiều nhân tố tích cực cho phát triển kinh tế. Do tácđộng của cách mạng khoa học và công nghệ mà cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi theohướng tập trung phát triển các ngành kỹ thuật mũi nhọn có hàm lượng khoa học - kỹthuật cao như điện tử, vi điện tử, máy tính, công nghệ sinh học… Cuộc cách mạng cũngđã tạo cơ hội cho các nước sẵn có điều kiện đẩy nhanh kinh tế phát triển. Đồng thời, nềnkinh tế thế giới vận động trong mối quan hệ đan chéo, phụ thuộc và tác động lẫn nhaukhiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp với xu thế mới. Bên cạnh đó, việc các nước xã hội chủ nghĩa chuyển sang nền kinh tế thị trườngđã tạo điều kiện cho việc trao đổi và hợp tác trên phạm vi toàn cầu, đẩy nhanh quá trìnhquốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Từ cuối những năm 1980, Hàn Quốc gặp phải những vấn đề phức tạp trên conđường phát triển như khủng hoảng mô hình tăng trưởng, phân phối thu nhập,… vì vậynước này đã chọn giải pháp đổi mới mô hình phát triển với chiến lược gia nhập hàngngũ các nước tư bản phát triển [2, tr.92]. Thực hiện chiến lược này, Hàn Quốc đã triểnkhai nhiều biện pháp tích cực trong đầu tư, hoạt động thương mại… Nhờ vậy, HànQuốc có thể cạnh tranh với Nhật Bản và kể cả Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng, đặcbiệt là các sản phẩm có kỹ thuật cao. Những biến đổi của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã tác động khôngnhỏ đến quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.2. Quan hệ thương mại Hàn Quốc – Hoa Kỳ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh kết thúc, bối cảnh quốc tế và khu vực đã có những thay đổi cơbản; chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ý thức hệ không còn là yếu tố cảntrở sự hợp tác giữa các quốc gia, các nước ra sức chạy đua phát triển kinh tế, tăng cườnghợp tác kinh tế với nước khác. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đáng chú ý nhất làvùng Đông Bắc Á trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới lại có vị trí địa -chính trị ngày càng quan trọng hơn trong tính toán chiến lược của nhiều nước lớn.Trong một bối cảnh có nhiều thay đổi, đương nhiên chính sách của Mỹ đối với khu vựcvẫn theo lập trường cũ nhưng phải thay đổi cho phù hợp. Trong quan hệ buôn bán, vachạm thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc ngày càng tăng (yếu tố Mỹ không hề quan tâmtrong những thập niên trước) làm Mỹ phải nhìn lại và xem xét những hành động hàohiệp trước đây của mình, khi mà “chủ nghĩa cộng sản là mối đe dọa” mà Hàn Quốc là“lá chắn” do Mỹ dựng lên ở châu Á không còn nguyên nghĩa của nó nữa. Trong quan hệ buôn bán, Hàn Quốc dần dần chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu cácmặt hàng điện tử và công nghiệp nặng tại Mỹ, trong khi đó nhập khẩu từ Mỹ chỉ giớihạn một số mặt hàng nông sản. Chính vì vậy, người Mỹ quả quyết rằng “Hàn Quốcchính là Nhật Bản thứ hai”. Họ cho rằng: “Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu từviệc xuất khẩu hàng dệt may và quần áo rồi chuyển sang xuất khẩu thép, ô tô. Cũng như 94hàng hóa của Nhật, hàng hóa của Hàn Quốc xâm nhập một cách mạnh mẽ vào thịtrường Mỹ và điều đó sẽ tiếp tục. Cũng như Nhật Bản, Hàn Qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo khoa học tài liệu về báo cáo khoa học báo cáo khoa học nông học báo cáo ngành y báo cáo ngành sinh họcTài liệu có liên quan:
-
63 trang 353 0 0
-
13 trang 271 0 0
-
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 258 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 233 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 230 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường: Hệ thống giám sát báo trộm cho xe máy
63 trang 217 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tội ác và hình phạt của Dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm
70 trang 198 0 0 -
22 trang 197 0 0
-
98 trang 180 0 0
-
96 trang 175 0 0
-
7 trang 175 0 0
-
SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
4 trang 174 0 0 -
26 trang 174 0 0
-
48 trang 173 0 0
-
209 trang 168 0 0
-
Nghiên cứu thu nhạ Pectin từ vỏ cà phê
11 trang 158 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Tán xạ raman cưỡng bức trong gần đúng ba chiều
6 trang 158 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 156 0 0 -
69 trang 155 0 0
-
Báo cáo khoa học: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ, GỌI KHÁM TỰ ĐỘNG ÁP DỤNG CHO CÁC PHÒNG KHÁM
7 trang 146 0 0