
Báo cáo nghiên cứu khoa học Sử học và học sử
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học "Sử học và học sử " Sử học và học sửSử học có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cũng như phát triểntoàn diện nhân cách của cả nhân loại cũng như của từng quốc gia dân tộc. Bởi vậyChủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tíchnước nhà Việt Nam”(1) 1. Thực trạng dạy và học Sử ở trường phổ thông Trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng trong những năm gần đây,điểm thi môn Lịch sử thấp một cách thảm hại, khoảng 4% trên điểm trung bình.Giáo sư Văn Tạo đưa ra một thông tin: “Báo Cần Thơ, số 34 (309), thứ năm ngày23/8/2007 phản ánh một trắc nghiệm nhằm thăm dò khoảng 150 em lớp 12 là “Emcó thích môn Lịch sử không?”, 81,6% trả lời là “không”. Và hỏi “Tại sao?” thì cácem trả lời là “sách Lịch sử khô khan, nặng nề quá, không mấy hứng thú. Các sựkiện, diễn biến lại rậm rạp, dày đặc khó nhớ”(2). Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình(3), Chủ nhiệm khoa Lịch sử - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội thống kê điểm thi môn Lịch sử trong hai năm 2006 và 2007 ởTrường Đại học Sư phạm Hà Nội như sau: Điể m 0 Điểm dưới 5 Điểm đạt TB Điểm khá, giỏi 655/4580 317/4580 (69,2%) 606/4580 148/4580 2006 (14.3%) (13,2%) (3,2%) 366/4452 3387/4452(76,07%) 528/4452 171/4452 2007 (8,22%) (11,85%) (3,84%) Qua bảng số liệu trên chúng ta phần nào thấy được thực trạng dạy và học ởtrường phổ thông hiện nay. Xin nhấn mạnh rằng đây là những học sinh học và thikhối C (Văn, Sử, Địa), có nghĩa là các em đã phải có một thời gian học và ôn thimôn Lịch sử. Không kìm nén được bức xúc, nhà văn Nguyên Ngọc thẳng thắnphát biểu: “Một xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là mộtxã hội suy đồi. Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho“chuột chạy cùng sào mới vào khối C” là một nền giáo dục suy đồi”(4). Giáo sưĐinh Xuân Lâm cũng phát biểu: “Tôi không thể hiểu được vì sao môn Sử lại cóhàng ngàn điểm 0. Chấm điểm theo cách chấm hiện nay thì đề bài không chỉ cómột câu mà nhiều câu, chia ra rất nhiều điểm. Ít nhất học sinh phải có được sốđiểm nào đó chứ không thể là điểm 0 được. Đây là một sự thảm bại và là tin buồncho cả xã hội chứ không riêng gì cho các em, phụ huynh học sinh, các thầy cô giáohay những người trong cuộc như chúng tôi”(5). Vậy những nguyên nhân nào khiếncho giới trẻ hiện nay không thích học môn Lịch sử? 2. Nguyên nhân học sinh không thích học Sử Theo chúng tôi đây là tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là cácnguyên nhân sau: 2.1. Về chương trình và sách giáo khoa * Vấn đề sách giáo khoa lịch sử Giáo sư Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét: “Sách giáo khoaLịch sử của chúng ta hiện nay nặng về viết sử Đảng quá, khiến cho nhiều câutrong sách sử lặp đi lặp lại nhiều lần theo một mô típ, chính vì thế nhiều khi họcsinh cảm thấy học không thích thú với bài học”. Đó là chưa kể đến những sai sótcủa sách giáo khoa Lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 có chi tiết: “Thoát Hoanvất vả lắm mới chạy thoát về nước (chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêngchạy)”(2). Vậy sự thực Thoát Hoan có chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng chạykhông? Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt 5 vạnquân còn lại, giấu Thoát Hoan vào một đồ đồng, chạy trốn về Bắc”(3). Chúng tôicũng không hiểu căn cứ vào đâu mà các tác giả sách giáo khoa Lịch sử lớp 10(chương trình nâng cao) khẳng định: “vua và hầu hết các lãnh chúa phong kiếnkhông biết chữ”(4)… Không chỉ có những sai sót mà sách giáo khoa chưa phản ánhđược những thành tựu nghiên cứu mới nhất của khoa học Lịch sử. Trong 1/4 thếkỷ, giới sử học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nghiên cứu về vương triềuMạc, vậy mà sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (bao gồm cả chương trình cơ bản vàchương trình nâng cao) vẫn chưa phản ánh được những thành tựu nghiên cứu vềvương triều Mạc (về vấn đề này, chúng tôi đã có nhiều bài viết nên không nhắc lạinữa)(5). Chính những hạn chế này của sách giáo khoa cũng là một nguyên nhânkhiến cho học sinh không thích học môn lịch sử. * Về chương trình Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu thay đổi sách giáo khoa cũng nhưchương trình môn Sử được dạy ở trường trung học cơ sở và trường trung học phổthông. Chương trình và sách giáo khoa mới đã phần nào khắc phục được nhữnghạn chế của chương trình và sách giáo khoa trước kia. Nói như vậy không cónghĩa là chương trình hiện nay đã hợp lý, không có những hạn chế. Chương trìnhhiện nay cũng còn nặng về lý thuyết, yêu cầu đặt ra quá nhiều. Xin lấy ví dụ saucủa sách giáo khoa Lịch sử 10 (sách cơ bản): Chương 1 phần Lịch sử thế giới cậnđại gồm ba bài: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh; ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghiên cứu khoa học kinh tế xã hội tỉnh Nghệ an công nghệ khoa học lãnh thổ Việt namTài liệu có liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1883 5 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 533 0 0 -
57 trang 375 0 0
-
33 trang 365 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 312 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 304 0 0 -
95 trang 291 1 0
-
29 trang 259 0 0
-
4 trang 255 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 233 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 231 1 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 230 0 0 -
Đồ án nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ cảm biến IoT vào mô hình thủy canh
30 trang 210 0 0 -
Đề tài báo cáo ' Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân văn giang - tỉnh hưng yên '
10 trang 205 0 0 -
61 trang 205 0 0
-
8 trang 203 0 0
-
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 202 0 0 -
112 trang 197 0 0
-
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
95 trang 197 0 0 -
Bài giảng Phương phương pháp nghiên cứu khoa học du lịch - PGS.TS. Trần Đức Thanh
131 trang 193 1 0