Danh mục tài liệu

Báo cáo nghiên cứu khoa học VIỆT NAM VÀ ĐÔNG Á

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều người biết đến Giáo sư Trần Đức Thảo như một nhà triết học lỗi lạc. Tuy nhiên, không ít người không biết rằng ông còn là một nhà sử học lớn và đã từng chung tay xây dựng Khoa Lịch sử từ những ngày đầu được thành lập. Website Khoa Lịch sử xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một bài viết nhỏ về lịch sử của Giáo sư Trần Đức Thảo dưới tựa đề Việt Nam và Đông Á. (Dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Vietnam and East Asia”, in trong The Far Eastern...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " VIỆT NAM VÀ ĐÔNG Á " VIỆT NAM VÀ ĐÔNG Á GS. Trần Đức ThảoRất nhiều người biết đến Giáo sư Trần Đức Thảo như một nhà triết học lỗilạc. Tuy nhiên, không ít người không biết rằng ông còn là một nhà sử học lớnvà đã từng chung tay xây dựng Khoa Lịch sử từ những ngày đầu được thànhlập. Website Khoa Lịch sử xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một bài viếtnhỏ về lịch sử của Giáo sư Trần Đức Thảo dưới tựa đề Việt Nam và Đông Á.(Dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Vietnam and East Asia”, in trong The FarEastern Review, Vol. 6, No. 4, French Indochina (Aug., 1947), tr. 409 - 413).Vào tháng Ba trước, Hội nghị Liên Á tại New Delhi đưa ra cử chỉ rất rõ về sự cảmthông của nhân dân châu Á với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đếquốc thực dân. Đây không phải chỉ là một động thái suông. Chính phủ Ấn Độ đãquyết định hạn chế đường bay của Pháp qua lãnh thổ nước mình, đồng thời, nhữngngười công nhân khuân vác ở cảng đã từ chối cung cấp thực phẩm cho việc vậnchuyển quân đội Pháp.Sẽ có người đánh giá về “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc châu Á” trong nhữnghành động như trên đây. Họ sẽ gợi lại sự tuyên truyền của người Nhật về một “đạiChâu Á” mà thực tế là một châu Á đô hộ bởi chủ nghĩa đế quốc Nhật. Hội nghịLiên Á hướng về một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó khởi động lại một khuynhhướng lâu dài vốn bắt đầu từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, chấn hưng châu Ábằng tư tưởng dân chủ của Tây Âu. Những nhà lý luận Trung Quốc như LươngKhải Siêu và Khương Lương cùng với một nhóm các nhà khai quốc, trong đó nổibật nhất là Tôn Dật Tiên - cha đẻ của Cộng hòa Trung Hoa - đã thực hiện chươngtrình truyền bá tích cực những tư tưởng của Cách mạng Pháp. Đã mất độc lập,Việt Nam bị cuốn vào phong trào này. Nh ững cây bút người Việt đọc Rousseau vàMontesquieu qua các bản dịch Hán ngữ và tìm cách truyền bá những giá trị củavăn hóa Tây phương đến người dân mình. Sự đồng thuận trên phạm vi lớn mà họtạo ra đã biến họ bị thành những đối tượng bị theo dõi; họ bị các nhà cầm quyếnPháp bắt bớ và đày ra Côn Đảo. Tại Trung Quốc, Tôn Dật Tiên nhậm chức năm1912 nhưng Quốc Dân Đảng vẫn chưa đạt được cuộc cách mạng dân chủ. Cuộcnội chiến với những nhà Cộng Sản đã chuyển hóa Quốc Dân Đảng thành mộtĐảng của sự phản kháng và làm chậm bước tiến của cả hai mục tiêu: tiêu diệt chủnghĩa phong kiến và xây dựng một chế độ dân chủ.Và chính bởi thế, cái phong trào mà có nhiều khả năng sẽ hiện thực hóa được niềmmong ước của người châu Á về sự hòa nhập thực sự vào với quỹ đạo văn minhTây Phương đã bị sa lầy. Giá như những nhà dân chủ cách mạng thành công ởTrung Quốc cũng như ở những nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóaTrung Quốc như Việt Nam, sự hội nhập của Viễn Đông vào cộng đồng quốc tế cóthể đã diễn ra một cách yên bình. Việc phong trào bị cản trở dẫn Nhật Bản đếnchiến dịch tái dựng châu Á và xu hướng áp dụng những phương pháp phát xít. Sựhồi sinh của châu Á đi theo dạng thức của chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến.Người Nhật đã dùng quá nhiều bạo lực để có thể bá chủ Viễn Đông. Trung Quốckháng chiến hào hùng mười bốn năm và cuối cùng đi đến thắng lợi. Ấn Độ, dùkhôn nguôi mong mỏi giải phóng khỏi đế quốc Anh, có tầm nhìn xa trông rộng khicùng các quốc gia dân chủ nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc phát xít. Tại ViệtNam, người Nhật - mặc cho cơ sở mà họ đạt được thông qua thỏa ước Pháp - Nhậtnăm 1940 - không thể thực hiện được bất kỳ một phong trào đáng kể nào trong“Khối thịnh vượng chung Đại Á”. Tại Hội nghị Toàn Á tại Tokyo năm 1943, thậmchí không có đại diện Việt Nam. Ngược lại, các mạng lưới kháng chiến - khôngchỉ kháng Nhật mà chống cả chính quyền Pháp ủng hộ Nhật - mọc lên ở nhiều trênlãnh thổ Việt Nam. Sự thoái vị của Bảo Đại và Tuyên ngôn độc lập của Việt NamDân chủ Cộng hòa năm 1945 là kết quả của một cuộc khởi nghĩa rộng khắp củamột dân tộc chống lại bất kỳ một dạng đế quốc chủ nghĩa n ào.Vì thế, thật không bất ngờ khi Việt Nam được đón tiếp đặc biệt trọng thể tại Hộinghị Liên Á tại New Delhi. Sự thất bại của Nhật Bản đã làm thành công việc vạchtrần chủ nghĩa phát xít bằng việc chỉ ra rằng việc giải phóng châu Á chỉ có thể đạtđược thông qua ý nguyện giành độc lập của con người chứ không phải chủ nghĩađế quốc châu Á. Cách mạng Việt Nam, cùng với cách mạng Indonesia, chỉ ranhững gì con người ta có thể đạt được một khi họ quyết tâm dành được tự do.Thất khó để cường điệu thêm tầm quan trọng của Việt Nam trong thế giới ĐôngÁ. Lãnh thổ Việt Nam giữ một vị trí chiến lược; Trung Quốc, Malysia và Ấn Độtạo thành một vòng bao rộng lớn; Sài Gòn - cảng lớn của Việt Nam - cáchBatavia[1], Manila, Hồng Kông chừng 1.200 dặm, cách Ceylon[2] và Calcutakhoảng 1.500 dặm. Từ thời cổ đại, lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã là giao điểmcủa người Viễn Đông. Thời tiền sử, vùng đất này đã được khai phá bởi nhữngngười có thể đã đến từ Indonesia. Vùng thượng do nhiều lớp cư dân đến từ phíatây và phía bắc khai phá và làm chủ. Vào khoảng đầu công nguyên vùng châu thổBắc Bộ và bắc Trung Bộ được người Việt khai phá. Họ bị đô hộ bởi người Hánnhưng cũng đồng thời học từ kẻ cai trị họ những nét văn hóa và các loại thể chếchính trị. Trung bộ và nam Trung Bộ là đất của người Chàm, những người tiếp thuvăn minh Hindu qua các thương nhân và giáo sĩ Ấn - những người sống xen kẽ vớicư dân Chàm. Người Việt - dù sống dưới ách đô hộ của phương Bắc vẫn bảo tồnngôn ngữ và gốc gác của họ - giành được độc lập vào thế kỷ X và liên tiếp thắnglợi trong các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược. Họ tiến xuống phíanam và dần bình định người Chàm. Trên một phương diện nào đó, quá trình namtiến này là sự thắng lợi của văn minh Trung Hoa đối với văn minh Ấn Độ, nhưngmột số yếu tố văn hóa Chàm, đặc biệt là âm nhạc, thẩm thấu vào văn hóa Việt.Vào thế kỷ XVIII, người Việt định cư trên vùng đất Nam Bộ và đồng hóa nhữngcư dân bản địa vốn gần với văn minh Hindu.Bởi lẽ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: