Bài viết phân tích và làm rõ các khái niệm về tri thức truyền thống, nghiên cứu quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống. Bài viết giới thiệu về môn phái Võ Lâm – Tân Khánh Bà Trà, môn võ độc đáo mang tính sáng tạo riêng của vùng đất Bình Dương đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia qua đó đóng góp những cách thức phát huy, bảo tồn dưới góc nhìn pháp luật sở hữu trí tuệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống qua nghiên cứu môn phái Võ Lâm – Tân Khánh Bà Trà 17. BẢO HỘ TÀI SẢN TRÍ TUỆ LÀ TRI THỨC TRUYỀN THỐNG QUA NGHIÊN CỨU MÔN PHÁI VÕ LÂM – TÂN KHÁNH BÀ TRÀ PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY TO TRADITIONAL KNOWLEDGE THROUGH STUDY THE MARTIAL ART OF VO LAM – TAN KHANH BA TRA Trần Huynh1 TÓM TẮT: Bài viết phân tích và làm rõ các khái niệm về tri thức truyền thống,nghiên cứu quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ tài sảntrí tuệ là tri thức truyền thống. Bài viết giới thiệu về môn phái Võ Lâm – Tân KhánhBà Trà, môn võ độc đáo mang tính sáng tạo riêng của vùng đất Bình Dương đã đượccông nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia qua đó đóng góp những cáchthức phát huy, bảo tồn dưới góc nhìn pháp luật sở hữu trí tuệ. Từ khóa: tri thức truyền thống, nghệ thuật dân gian, võ thuật ABSTRACT: This article focuses on analyzing and clarifying the concept oftraditional knowledge in the provision of international law and Vietnamese lawrelated to protection of traditional knowledge. This article introduces Vo Lam – TanKhanh Ba Tra, a martial art is created in Binh Duong, has certificated as a intangiblecultural heritage of Vietnam, thereby contributing the solutions to encourage andprotect under the intellectual property law. Keyword: traditional knowledge, folklore, martial art1. Đặt vấn đề Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống vẫn còn là một vấn đề tương đối mớitrong pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Với vị thế là một quốc gia sở hữu nhiềutri thức truyền thống từ nhiều lĩnh vực như y học cổ truyền, tác phẩm văn học, nghệthuật dân gian…việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệliên quan đến tri thức truyền thống phù hợp với pháp luật quốc tế ở Việt Nam hiệnnay là cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của tri thức truyền thốngtrong thời kỳ hội nhập. Trong các tri thức truyền thống của dân tộc còn truyền đếnngày nay, võ thuật giữ một vị trí quan trọng, có nét độc đáo, đặc sắc riêng gắn liền1 Trường Đại học Thủ Dầu Một; Email: legalpartnersvn@gmail.com. 226với đời sống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thông qua nghiên cứu trithức truyền thống là võ thuật cổ truyền nhằm tìm ra những cách thức bảo hộ theopháp luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo tồn và phát triển tri thức truyền thống quý báu củadân tộc.2. Khái niệm tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống:2.1. Khái niệm Tri thức truyền thống là một khái niệm tương đối mới trong pháp luật quốc tếcũng như pháp luật Việt Nam. Cụ thể, trong các văn bản pháp luật quốc tế hiện chưacó một định nghĩa thực sự về “tri thức truyền thống”: “WIPO sử dụng cụm từ “trithức truyền thống” để chỉ văn học truyền thống, các công việc nghệ thuật hoặc khoahọc; sáng tạo; khám phá khoa học; thiết kế; ký tự; tên gọi, ký hiệu; những bí quyết vàtất cả phát minh truyền thống và sáng tạo là kết quả của hoạt động trí tuệ trong côngnghiệp, khoa học, văn học hoặc lĩnh vực nghệ thuật. “Truyền thống” liên quan đếnhệ thống tri thức, sự sáng tạo, cải tiến và biểu diễn văn hóa mà: đã được truyền báchung từ thế hệ này sang thế hệ khác, được nhận thức chung như là liên quan đếnmột một nhóm người cụ thể hoặc vùng địa danh và cải tiến thường xuyên cho phùhợp với sự thay đổi của môi trường. Lĩnh vực tri thức truyền thống có thể bao gồm:tri thức nông nghiệp, tri thức khoa học, tri thức kỹ thuật, tri thức sinh thái học, trithức y học, bao gồm dược liệu và cách điều trị; tri thức liên quan đến đa dạng sinhhọc; “trình diễn văn hóa dân gian” dưới hình thức âm nhạc, điệu múa, bài hát, thủcông mỹ nghệ, thiết kế, câu chuyện và tác phẩm nghệ thuật; yếu tố ngôn ngữ, như têngọi, chỉ dẫn địa lý hoặc biểu tượng; và các tài sản truyền thống di động ”.2 Như vậycó thể thấy khái niệm của WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổchức sở hữu trí tuệ thế giới) khá rộng, nhưng có thể tóm tắt tri thức truyền thống cónhững đặc tính như phải mang tính truyền thống, được truyền qua nhiều thế hệ vàđược một cộng đồng lưu giữ, sử dụng. Những lĩnh vực của tri thức truyền thống kháđa dạng từ nông nghiệp, y học, văn hóa, văn học, nghệ thuật biểu diễn, ngôn ngữ, thủcông…Tri thức truyền thống thường gắn chặt với đời sống của con người, thườngxuyên được bổ sung và sửa đổi theo chiều hướng thích nghi với sự phát triển của xãhội. Do vậy, tri thức truyền thống không đứng im mà luôn vận động: “Ðó là tri thức2 WIPO report (1998-1999), Intellectual Property Needs and Expectation of Traditional Knowledge Holders, p.25. 227dựa trên những nền tảng truyền thống được đúc kết qua nhiều thế hệ, gắn liền vớibản sắc văn hóa, tâm linh, phong tục, tập quá ...
Bảo hộ tài sản trí tuệ là tri thức truyền thống qua nghiên cứu môn phái Võ Lâm – Tân Khánh Bà Trà
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 604.19 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hộ tài sản trí tuệ Tri thức truyền thống Môn phái Võ Lâm Nghệ thuật dân gian Văn học truyền thống Hiệp định TRIPSTài liệu có liên quan:
-
Giải bài Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII SGK Lịch sử 7
3 trang 121 0 0 -
10 trang 65 0 0
-
Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
7 trang 52 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 51 0 0 -
Hoạt động giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian - Dân tộc trong học đường ở thành phố Hồ Chí Minh
11 trang 49 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 41 0 0 -
Tìm hiểu ca dao Nam Trung bộ: Phần 1
256 trang 37 0 0 -
Trao đổi về một bài dân ca Nam Bộ
3 trang 36 0 0 -
159 trang 35 0 0
-
7 trang 33 0 0