
Bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống Nhật Bản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống Nhật BảnHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0008Social Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 68-76This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN Nguyễn Thị Châu Viện Ngoại ngữ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt. Bảo tồn văn hóa truyền thống và bảo tồn những tài sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là vấn đề đang được hầu hết mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Nhật Bản là một trong những đất nước mặc dù có nền kinh tế phát triển nhưng vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó có lễ hội. Bài viết tìm hiểu về thực trạng bảo tồn lễ hội hiện nay ở Nhật Bản thông qua phân tích một số ví dụ như lễ hội Obon, Gion, Daimokute, lễ hội lửa… đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng trong bảo tồn lễ hội như: tác động của sự phát triển kinh tế đến sự thay đổi lễ hội, vấn đề thiếu thế hệ kế thừa, kinh phí cho bảo tồn và tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những chính sách mà Nhật Bản đã áp dụng để bảo tồn lễ hội truyền thống như: ban hành chính sách liên quan, chi viện ngân sách, cung cấp các phương pháp bảo tồn, tăng cường quảng bá lễ hội… từ đó đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam đối với lĩnh vực này. Từ khóa: lễ hội truyền thống, chính sách bảo tồn, lễ hội Gion, nghi lễ.1. Mở đầu Nhật Bản là một trong những đất nước nổi tiếng về vấn đề duy trì và phát triển lễ hộitruyền thống. Tại đây lễ hội vừa là hoạt động mang tính chất tín ngưỡng vừa có tính cộng đồngtrong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân, đồng thời thể hiện rõ mối quan hệ hài hòa giữacon người với tự nhiên. Do đó, nghiên cứu về lễ hội truyền thống cũng như bảo tồn, phát triển lễhội trong xã hội đương đại là mảng đề tài được các học giả Nhật Bản quan tâm, tiêu biểu như:Chiho Ochiai và Masami Kobayashi (2009) với Khảo sát liên quan đến “năng lực vùng”từ gócnhìn lễ hội truyền thống: trường hợp lễ hội Tanabe quận Egawa, tỉnh Wakayama (伝統的な祭りにみる“地域力”に関する考察和歌山県田辺市における田辺祭を事例として) đã làm rõđược tính cố kết cộng đồng của mọi tầng lớp trong xã hội thông qua việc chuẩn bị, tổ chức lễhội truyền thống của vùng [1]. Yabe Shingo (2012) ở Biến đổi nghi lễ và các điều kiện xã hội:Nghiên cứu về sự thay đổi trong những năm 60-61 của lễ hội Hadaka đền Mitsuke (祭りの変化と社会状況-見付天神裸祭における1960 - 61 年の変化を事例として) đã xem xét đếnnhững thay đổi trong lễ hội khỏa thân Hadaka ở đền Mitsuke tỉnh Shizuoka và sự phát triển thầnkì của kinh tế Nhật Bản những năm đầu thập niên 60 đã tác động thế nào đến lễ hội cộng đồngtại địa phương [2]. Watanabe Yoko (2013) trong Kế thừa không gian văn hóa truyền thốngtrong lễ hội (祭りという文化伝承・継承空間) đã tìm hiểu về vấn đề học tập suốt đời, ý nghĩagiáo dục của “truyền thống” và “sự kế thừa văn hóa” từ góc nhìn “lễ hội” [3]. Tamura Kazukivà các cộng sự (2014) với Vai trò của lễ hội trong chấn hưng đô thị: Những nỗ lực và kết quảcủa Kitakyushu (都市振興における祭りの役割:北九州の取り組みと課) phân tích mối quanNgày nhận bài: 4/1/2022. Ngày sửa bài: 9/1/2022. Ngày nhận đăng: 2/2/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Châu. Địa chỉ e-mail: chau.nguyenthi@hust.edu.vn68 Bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống Nhật Bảnhệ qua lại giữa lễ hội và phát triển đô thị, tác động của kinh tế đối với sự thay đổi ở lễ hội, đềxuất một số giải pháp để “phát triển lễ hội bền vững” trong phát triển đô thị [4]. AtsuhikoHirota, Yoshimichi Tsuboi (2015), Nghiên cứu về hình ảnh và món ngon của lễ hội (祭りのイメージと嗜好性にする研究) qua phân tích lễ hội Tuyết vùng Sapporo thấy rằng: nữ giới cóthị hiếu, xu hướng tham gia lễ hội cao hơn nam giới [5]. Nishio Misaki, Sugiyama Takahiro(2016) ở Nghiên cứu các phương pháp ghi chép để lưu trữ sự biến đổi: thông tin cần thiết chobảo tồn và kế thừa “lễ hội”- tài sản văn hóa dân gian phi vật thể (無形民俗文化財 “祭”の保存と継承に必要な情報とその変遷をアーカイブ化するための記述方法の検討) đã chỉ rarằng những năm gần đây việc số hóa tài liệu và thông tin của các lễ hội truyền thống đã có nhiềutiến bộ trong lưu giữ, góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn lễ hội cũng như di sản văn hóatruyền thống ở Nhật Bản [6]. Kurada Kenta, Inada Michihiko (2016), Khảo sát tế lễ ở đền hiệnnay qua chỉnh lý nghiên cứu lễ hội ở Nhật Bản: Trường hợp thị trấn Utazu, huyện Ayauta, tỉnhKagawa (日本における祭り研究の整理を通じた現代の神社祭礼の考察 : 香川県綾歌郡宇多津町の事例) đã phân tích quan điểm về lễ hội từ Yanagita Kunio cho đến các học giảđương đại, cho thấy sự kế thừa và mở rộng của “lễ hội” về mặt khái niệm [7]. Ở Việt Nam đây cũng là chủ đề được nhiều học giả quan tâm, chia làm hai nhóm chính:công trình giới thiệu chung và các công trình nghiên cứu trường hợp. Nhóm công trình nghiêncứu chung giới thiệu khái lược nhất về lễ hội truyền thống của Nhật Bản gồm: Lễ hội cổ truyềnc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lễ hội Gion Lễ hội truyền thống Nhật Bản Không gian văn hóa Văn hóa dân gian phi vật thể Văn hóa văn nghệ Nhật BảnTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu và phát triển văn hóa xây dựng nông thôn mới: Phần 1
117 trang 36 0 0 -
Ngôn ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Trần Kim Trắc
8 trang 34 0 0 -
18 trang 33 0 0
-
69 trang 27 0 0
-
Không gian văn hoá trong truyện cổ tích Hàn Quốc
8 trang 25 0 0 -
Không gian nghệ thuật trong du kí Việt Nam viết về thế giới nửa đầu thế kỉ XX
7 trang 23 0 0 -
Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2
116 trang 19 0 0 -
Tạp chí Xưa và Nay: Số 388/2011
41 trang 19 0 0 -
Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam 2
97 trang 18 0 0 -
Ngữ nghĩa của từ chỉ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt: Trường hợp số 9
11 trang 17 0 0 -
Tạp chí Xưa và Nay: Số 389/2011
41 trang 17 0 0 -
Hồ Tây, không gian văn hóa Thăng Long đầy ấn tượng
4 trang 17 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Lịch sử nghiên cứu về Tuệ Trung Thượng Sĩ
104 trang 17 0 0 -
Văn hoá dân gian phi vật thể của người Khơ Me ở Sóc Trăng: Phần 2
269 trang 17 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 1
228 trang 16 0 0 -
Không gian văn hóa biển đảo Việt Nam: Thành tố và đặc trưng
8 trang 16 0 0 -
Hàm Rồng ở xứ Thanh trong con mắt của người nước ngoài
6 trang 16 0 0 -
Văn hoá dân gian phi vật thể của người Khơ Me ở Sóc Trăng: Phần 1
204 trang 15 0 0 -
Tìm hiểu một số ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam: Phần 1
99 trang 15 0 0 -
Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh cống hiến và xây dựng nét đẹp không gian văn hóa Hồ Chí Minh
4 trang 15 0 0