
BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (Kỳ 1)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.12 KB
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
I. PHÂN LOẠI Viêm rễ dây thần kinh được phân thành 3 nhóm chính sau đây.
1. Viêm đa dây thần kinh.
2. Viêm đa rễ dây thần kinh. 3. Viêm một hoặc nhiều dây thần kinh không hệ thống.
II. CÁC LOẠI VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH 1. Viêm đa dây thần kinh do thiếu dinh dưỡng:
a. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1: Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 là tổn thương sợi trục, thường gặp ở những người lao động nặng kèm chế độ ăn gạo xay xát quá kỹ, phụ nữ có thai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (Kỳ 1) BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (Kỳ 1) I. PHÂN LOẠI Viêm rễ dây thần kinh được phân thành 3 nhóm chính sau đây. 1. Viêm đa dây thần kinh. 2. Viêm đa rễ dây thần kinh. 3. Viêm một hoặc nhiều dây thần kinh không hệ thống. II. CÁC LOẠI VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH 1. Viêm đa dây thần kinh do thiếu dinh dưỡng: a. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1: Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 là tổn thương sợi trục, thường gặp ở những người lao động nặng kèm chế độ ăn gạo xay xát quá kỹ, phụ nữ có thai hoặc sau sinh ăn kiêng khem... Khởi đầu thường từ từ với cảm giác tê bì ở 2 chi dưới là chủ yếu, có khi có chuột rút hay đau ở bắp chân về đêm kèm phù trắng mềm ở 2 chân, nhất là ở cẳng chân và bàn chân, lúc đầu có thể thoáng qua, rồi dần bệnh nhân đi lại yếu. Có khi khó thở do suy tim. Khám thấy giảm hay mất cảm gíác có thể nông lẫn sâu ở 2 chân, đối xứng 2 bên. Cơ lực giảm hay mất hoàn toàn. Phản xạ gân xương giảm hoặc mất đều 2 chân. Ðiều trị vitamin B1 liều cao 100-400 mg/ngày tiêm bắp. b. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin PP: Thường kèm theo thiếu sinh tố B, rối loạn trội về cảm giác, rối loạn tâm thần như lú lẫn, sa sút trí tuệ kèm dấu chứng ở da như ban đỏ, tiểu bào. Có thể có tiêu chảy. Ðiều trị bằng vitamin nhóm B tổng hợp ngày 2 viên. c. Viêm đa dây thần kinh do rượu: Thường gặp ở những người nghiện rượu lâu năm (từ 10 năm trở lên) do tổn thương sợi trục thường ở chi dưới. Khởi đầu là rối loạn cảm giác chủ yếu ở hai chân với cảm giác tê rần hay đau nhức và sau đó là đi lại khó khăn. Khám thấy giảm cảm giác nông là chủ yếu kèm cơ lực giảm ở hai chân. Phản xạ gân xương giảm hay mất ở chi dưới. Thường đi kèm theo hội chứng Korsakoff gồm run, mất trí nhớ gần và bịa chuyện. Ðôi khi có liệt các dây thần kinh sọ não. Ðiều trị bằng cách cai rượu và cho vitamin B1 liều cao. 2. Viêm đa dây thần kinh do nhiễm độc: a. Nhiễm độc chì: Thường gặp ở những người thợ làm tráng thủy tinh, thợ ống nước, ở nhà máy sản xuất ắc quy... Gây rối loạn vận động là chủ yếu nhất là cơ duỗi chi trên, hiếm hơn là liệt lô cơ trước ngoài của cẳng chân phối hợp với đau quặn bụng, lợi răng có vành xám, thiếu máu hồng cầu hạt kiềm, có khi tăng huyết áp. Ðiều trị bằng B.A.L (dimercaprol) ống 200mg liều 3 mg/kg tiêm bắp 2 ngày đầu mỗi 4 giờ, ngày thứ ba mỗi 6 giờ và 10 ngày tiếp tiêm 2 lần/ngày. b. Nhiễm độc Arsenic: Triệu chứng giống như trong ngộ độc rượu nhưng đau nhiều khi ngộ độc cấp, thường đi kèm theo triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Da mu bàn tay, chân dày lên và sừng hóa, móng tay dày và có sứa. Xác định bằng định lượng Arsenic trong nước tiểu, trong lông tóc móng. Ðiều trị bằng B.A.L. c. Các thuốc khác: INH, Almitrine, metronidasole, vincristine, nitrofurantoine, cisplastine, disulfuram, amiodarone, dapsone, platinum, chloramphenicol, taxol, taxorere, ethambutol, hydrralazine, impramine, choroquine, muối vàng, indomethacin, phenytoin, talidomide... 3. Viêm đa dây thần kinh do nhiễm trùng: a. Bệnh bạch hầu: Nay hiếm gặp nhờ tiêm chủng mở rộng. Chỉ xảy ra trong các thể bạch hầu ác tính là do độc tố bạch hầu. Trước hết là liệt cơ vùng họng, sau đó là liệt cơ mắt rồi đến liệt các chi vào tuần lễ thứ ba hay thứ năm, trội hơn ở hai chi dưới. Bệnh lui dần và không có điều trị đặc hiệu. b. Nhiễm HIV: Tổn thương chủ yếu sợi trục, rối loạn chủ yếu ngọn chi và thường thấy có kết hợp với cytomegalovirus. Có thể có đáp ứng với kháng virus HIV. 4. Viêm đa dây thần kinh do chuyển hóa: a. Ðái tháo đường: Viêm đa dây thần kinh do biến chứng của bệnh lý đái tháo đường là thường gặp. Biểu hiện lâm sàng sớm là rối loạn cảm giác ở hai chân và mang tính chất đối xứng. Sau một thời gian rất lâu mới có những rối loạn về vận động. Khám có phản xạ gân xương giảm hay mất, chủ yếu ở hai chi dưới. Ðiều trị chủ yếu là cân bằng đường máu. Giảm đau có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau kháng viêm không steroid, chóng trầm cảm ba vòng, carbamazepine, phenytoin, tramadol, chuyền tĩnh mạch lidocaine, acid alpha- lipoic. b. Bệnh porphyria cấp: Thường xảy ra sau khi sử dụng barbituric với biểu hiện chủ yếu là rối loạn vận động yếu các chi đi kèm với dị cảm nhưng khám không thấy rối loạn cảm giác khách quan. Nước tiểu đỏ để một lát sau thì biến thành màu đen. Không có điều trị đặc hiệu. c. Nguyên nhân khác: Urê máu cao, suy giáp, rối loạn globuline máu, bệnh thoái hóa tinh bột, ung thư... là những bệnh hiếm gặp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (Kỳ 1) BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (Kỳ 1) I. PHÂN LOẠI Viêm rễ dây thần kinh được phân thành 3 nhóm chính sau đây. 1. Viêm đa dây thần kinh. 2. Viêm đa rễ dây thần kinh. 3. Viêm một hoặc nhiều dây thần kinh không hệ thống. II. CÁC LOẠI VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH 1. Viêm đa dây thần kinh do thiếu dinh dưỡng: a. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1: Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1 là tổn thương sợi trục, thường gặp ở những người lao động nặng kèm chế độ ăn gạo xay xát quá kỹ, phụ nữ có thai hoặc sau sinh ăn kiêng khem... Khởi đầu thường từ từ với cảm giác tê bì ở 2 chi dưới là chủ yếu, có khi có chuột rút hay đau ở bắp chân về đêm kèm phù trắng mềm ở 2 chân, nhất là ở cẳng chân và bàn chân, lúc đầu có thể thoáng qua, rồi dần bệnh nhân đi lại yếu. Có khi khó thở do suy tim. Khám thấy giảm hay mất cảm gíác có thể nông lẫn sâu ở 2 chân, đối xứng 2 bên. Cơ lực giảm hay mất hoàn toàn. Phản xạ gân xương giảm hoặc mất đều 2 chân. Ðiều trị vitamin B1 liều cao 100-400 mg/ngày tiêm bắp. b. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin PP: Thường kèm theo thiếu sinh tố B, rối loạn trội về cảm giác, rối loạn tâm thần như lú lẫn, sa sút trí tuệ kèm dấu chứng ở da như ban đỏ, tiểu bào. Có thể có tiêu chảy. Ðiều trị bằng vitamin nhóm B tổng hợp ngày 2 viên. c. Viêm đa dây thần kinh do rượu: Thường gặp ở những người nghiện rượu lâu năm (từ 10 năm trở lên) do tổn thương sợi trục thường ở chi dưới. Khởi đầu là rối loạn cảm giác chủ yếu ở hai chân với cảm giác tê rần hay đau nhức và sau đó là đi lại khó khăn. Khám thấy giảm cảm giác nông là chủ yếu kèm cơ lực giảm ở hai chân. Phản xạ gân xương giảm hay mất ở chi dưới. Thường đi kèm theo hội chứng Korsakoff gồm run, mất trí nhớ gần và bịa chuyện. Ðôi khi có liệt các dây thần kinh sọ não. Ðiều trị bằng cách cai rượu và cho vitamin B1 liều cao. 2. Viêm đa dây thần kinh do nhiễm độc: a. Nhiễm độc chì: Thường gặp ở những người thợ làm tráng thủy tinh, thợ ống nước, ở nhà máy sản xuất ắc quy... Gây rối loạn vận động là chủ yếu nhất là cơ duỗi chi trên, hiếm hơn là liệt lô cơ trước ngoài của cẳng chân phối hợp với đau quặn bụng, lợi răng có vành xám, thiếu máu hồng cầu hạt kiềm, có khi tăng huyết áp. Ðiều trị bằng B.A.L (dimercaprol) ống 200mg liều 3 mg/kg tiêm bắp 2 ngày đầu mỗi 4 giờ, ngày thứ ba mỗi 6 giờ và 10 ngày tiếp tiêm 2 lần/ngày. b. Nhiễm độc Arsenic: Triệu chứng giống như trong ngộ độc rượu nhưng đau nhiều khi ngộ độc cấp, thường đi kèm theo triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Da mu bàn tay, chân dày lên và sừng hóa, móng tay dày và có sứa. Xác định bằng định lượng Arsenic trong nước tiểu, trong lông tóc móng. Ðiều trị bằng B.A.L. c. Các thuốc khác: INH, Almitrine, metronidasole, vincristine, nitrofurantoine, cisplastine, disulfuram, amiodarone, dapsone, platinum, chloramphenicol, taxol, taxorere, ethambutol, hydrralazine, impramine, choroquine, muối vàng, indomethacin, phenytoin, talidomide... 3. Viêm đa dây thần kinh do nhiễm trùng: a. Bệnh bạch hầu: Nay hiếm gặp nhờ tiêm chủng mở rộng. Chỉ xảy ra trong các thể bạch hầu ác tính là do độc tố bạch hầu. Trước hết là liệt cơ vùng họng, sau đó là liệt cơ mắt rồi đến liệt các chi vào tuần lễ thứ ba hay thứ năm, trội hơn ở hai chi dưới. Bệnh lui dần và không có điều trị đặc hiệu. b. Nhiễm HIV: Tổn thương chủ yếu sợi trục, rối loạn chủ yếu ngọn chi và thường thấy có kết hợp với cytomegalovirus. Có thể có đáp ứng với kháng virus HIV. 4. Viêm đa dây thần kinh do chuyển hóa: a. Ðái tháo đường: Viêm đa dây thần kinh do biến chứng của bệnh lý đái tháo đường là thường gặp. Biểu hiện lâm sàng sớm là rối loạn cảm giác ở hai chân và mang tính chất đối xứng. Sau một thời gian rất lâu mới có những rối loạn về vận động. Khám có phản xạ gân xương giảm hay mất, chủ yếu ở hai chi dưới. Ðiều trị chủ yếu là cân bằng đường máu. Giảm đau có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau kháng viêm không steroid, chóng trầm cảm ba vòng, carbamazepine, phenytoin, tramadol, chuyền tĩnh mạch lidocaine, acid alpha- lipoic. b. Bệnh porphyria cấp: Thường xảy ra sau khi sử dụng barbituric với biểu hiện chủ yếu là rối loạn vận động yếu các chi đi kèm với dị cảm nhưng khám không thấy rối loạn cảm giác khách quan. Nước tiểu đỏ để một lát sau thì biến thành màu đen. Không có điều trị đặc hiệu. c. Nguyên nhân khác: Urê máu cao, suy giáp, rối loạn globuline máu, bệnh thoái hóa tinh bột, ung thư... là những bệnh hiếm gặp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh lý thần kinh ngoại biên bệnh học nội khoa bệnh thần kinh đại cương thần kinh học bài giảng khoa thần kinhTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 160 5 0 -
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
0 trang 131 0 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 81 0 0 -
7 trang 81 0 0
-
5 trang 76 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 66 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 57 1 0 -
Stress ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ
4 trang 48 0 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 40 0 0 -
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 39 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
241 trang 36 0 0
-
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 35 0 0 -
BÀI GIẢNG UNG THƯ TUYẾN GIÁP (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
6 trang 34 0 0
-
7 trang 33 0 0
-
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 2) - nxb y học
133 trang 33 0 0 -
6 trang 33 0 0
-
5 trang 33 0 0
-
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 1) - nxb y học
187 trang 33 0 0