
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bệnh học cơ sở)
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 283.67 KB
Lượt xem: 2
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài học này sẽ tập trung vào bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một bệnh hô hấp gây khó thở mạn tính. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến dẫn đến COPD, cũng như các triệu chứng đặc trưng như ho, khạc đờm và khó thở. Bài học cũng sẽ trình bày phác đồ điều trị bằng thuốc thông thường và cách hướng dẫn người bệnh phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Quản lý tốt COPD giúp cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bệnh học cơ sở) Bài 2 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân thường gặp và triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2. Trình bày được phác đồ điều bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng các thuốc thông thường. 3. Trình bày được cách hướng dẫn người bệnh phòng các biến chứng của bệnh.NỘI DUNG1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giớihạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượngkhí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đốivới các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục.2. Dịch tễ học BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnhmạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dươngvề BPTNMT lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á TháiBình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiêncứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.3. Những yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá: liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là donhững yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị BPTNMT, khoảng15-20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốclá.Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động vớithuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thaicũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và pháttriển phổi trong tử cung. Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơinước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá. Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoàinhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốtcháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT. Nhiễm khuẩn: nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây BPTNMT ởthời kỳ trưởng thành. 84. Triệu chứng Đa số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn tắc nghẽn mạn tính trên 40 tuổi,thường liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhưng sau 20- 30 năm các triệuchứng mới xuất hiện Triệu chứng cơ năng Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho cáchkhoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm cótrường hợp không ho. Khạc đờm: vào buổi sáng thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít saunhiều đợt ho thường trên 50ml/ ngày, đợt bùng phát ho khạc đờm mủ. Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnhnhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảyra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chứcnăng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn cảm giác thiếu không khí, nặng ngực, thởrít. Triệu chứng thực thể: Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, những triệu chứngthường gặp là: + Tím trung tâm. + Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng. + Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trongnghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào). + Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông. + Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồngkhí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn. + Nghe phổi rì rào phế nang giảm có rale rít, rale ngáy, rale nổ, rale ẩm Cận lâm sàng - Chụp X quang phổi: có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nangtrong đợt cấp có thể thấy hình ảnh tổn thương phế quản phổi - Xét nghiệm máu: trong đợt cấp thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắngtăng - Xét nghiệm đờm: tìm vi khuẩn gây bệnh, chú ý tìm BK - Thăm dò chức năng hô hấp: thường thấy giảm dung tích sống5. Chẩn đoán5.1. Chẩn đoán xác định Các yếu tố định hướng chẩn đoán - Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ - Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục - Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát - Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp - Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, ralenổ 5.2. Chẩn đoán đợt bùng phát Có hội chứng nhiễm trùng Khó thở tăng Ho khạc đờm số lượng tăng, đờm đang trong chuyển thành đục, xanh hoặc vàng 96. Điều trị6.1. Trong đợt cấp - Thở oxy:2l/ phút thở qua mũi hoặc mặt nạ - Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực - Cho các thuốc làm loãng đờm: Mucomyst, Acemux - Cho thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Khí dung:sabutamol hoặc Berodual Hoặc uống Salbutamol uống 4- 6 viên/ ngày Hoặc Diaphylin 4.8% x 1-2 ống pha dung dịch Glucose truyền tĩnh mạchchậm... Salbutamol 0.5mg pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch - Cho corticoid nếu có phù nề và tăng tiết dịch nhiều - Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: ampicillin, gentamicin, Cephalosporinthế hệ 36.2. Ngoài đợt cấp Chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng và hạn chế bệnh - Bỏ thuốc lá - Thuốc giãn phế quản - Dùng Corticoid7. Phòng bệnh - Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào - Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường cónhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Bệnh học cơ sở) Bài 2 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân thường gặp và triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2. Trình bày được phác đồ điều bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng các thuốc thông thường. 3. Trình bày được cách hướng dẫn người bệnh phòng các biến chứng của bệnh.NỘI DUNG1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giớihạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượngkhí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đốivới các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục.2. Dịch tễ học BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnhmạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dươngvề BPTNMT lần thứ VI 1 - 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á TháiBình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiêncứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.3. Những yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá: liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là donhững yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị BPTNMT, khoảng15-20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốclá.Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động vớithuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thaicũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và pháttriển phổi trong tử cung. Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơinước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá. Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoàinhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốtcháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT. Nhiễm khuẩn: nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây BPTNMT ởthời kỳ trưởng thành. 84. Triệu chứng Đa số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn tắc nghẽn mạn tính trên 40 tuổi,thường liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhưng sau 20- 30 năm các triệuchứng mới xuất hiện Triệu chứng cơ năng Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho cáchkhoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm cótrường hợp không ho. Khạc đờm: vào buổi sáng thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít saunhiều đợt ho thường trên 50ml/ ngày, đợt bùng phát ho khạc đờm mủ. Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnhnhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảyra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chứcnăng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn cảm giác thiếu không khí, nặng ngực, thởrít. Triệu chứng thực thể: Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, những triệu chứngthường gặp là: + Tím trung tâm. + Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng. + Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trongnghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào). + Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông. + Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồngkhí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn. + Nghe phổi rì rào phế nang giảm có rale rít, rale ngáy, rale nổ, rale ẩm Cận lâm sàng - Chụp X quang phổi: có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nangtrong đợt cấp có thể thấy hình ảnh tổn thương phế quản phổi - Xét nghiệm máu: trong đợt cấp thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắngtăng - Xét nghiệm đờm: tìm vi khuẩn gây bệnh, chú ý tìm BK - Thăm dò chức năng hô hấp: thường thấy giảm dung tích sống5. Chẩn đoán5.1. Chẩn đoán xác định Các yếu tố định hướng chẩn đoán - Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ - Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục - Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát - Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp - Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, ralenổ 5.2. Chẩn đoán đợt bùng phát Có hội chứng nhiễm trùng Khó thở tăng Ho khạc đờm số lượng tăng, đờm đang trong chuyển thành đục, xanh hoặc vàng 96. Điều trị6.1. Trong đợt cấp - Thở oxy:2l/ phút thở qua mũi hoặc mặt nạ - Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực - Cho các thuốc làm loãng đờm: Mucomyst, Acemux - Cho thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Khí dung:sabutamol hoặc Berodual Hoặc uống Salbutamol uống 4- 6 viên/ ngày Hoặc Diaphylin 4.8% x 1-2 ống pha dung dịch Glucose truyền tĩnh mạchchậm... Salbutamol 0.5mg pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch - Cho corticoid nếu có phù nề và tăng tiết dịch nhiều - Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: ampicillin, gentamicin, Cephalosporinthế hệ 36.2. Ngoài đợt cấp Chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng và hạn chế bệnh - Bỏ thuốc lá - Thuốc giãn phế quản - Dùng Corticoid7. Phòng bệnh - Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào - Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường cónhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Phòng ngừa biến chứng COPDTài liệu có liên quan:
-
96 trang 410 0 0
-
106 trang 233 0 0
-
11 trang 221 0 0
-
177 trang 151 0 0
-
4 trang 126 0 0
-
114 trang 85 0 0
-
72 trang 49 0 0
-
10 trang 44 0 0
-
68 trang 41 0 0
-
86 trang 36 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị COPD giai đoạn ổn định
49 trang 32 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
Bài giảng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
12 trang 27 0 0 -
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
257 trang 26 0 0 -
27 trang 26 0 0
-
10 trang 26 0 0
-
Các bệnh về phổi và hô hấp: Phần 1
147 trang 26 0 0 -
60 trang 25 0 0
-
Bài giảng Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
44 trang 25 0 0 -
258 trang 24 0 0