Danh mục tài liệu

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.94 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị đợt cấp COPD tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Quang Khải*, Đặng Nguyễn Đoan Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Đợt cấp COPD là nguyên nhân chính của việc thăm khám bác sĩ, nhập viện và tử vong ở bệnh nhân COPD. Bên cạnh việc cải thiện chức năng hô hấp, điều trị nhiễm khuẩn luôn là vấn đề hàng đầu trong điều trị đợt cấp COPD. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị đợt cấp COPD tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân nội trú được chẩn đoán đợt cấp COPD tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM từ tháng 01/2015 đến tháng 04/2015. Kết quả: Bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 76,13 ± 11,03; chủ yếu là nam giới (79,3%). Hơn một nửa bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá. Bệnh mắc kèm hay gặp nhất bao gồm tăng huyết áp, Cushing do thuốc và viêm phổi. Triệu chứng lâm sàng gặp ở tất cả các bệnh nhân là tăng khó thở. Tỷ lệ cấy đàm dương tính thấp (31,9%). Tác nhân gây bệnh được phân lập phổ biến nhất là Streptococcus spp. Sự đề kháng được ghi nhận ở tất cả các kháng sinh được chỉ định làm kháng sinh đồ. Nhóm kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất là fluoroquinolon. Phối hợp kháng sinh ban đầu được chỉ định nhiều nhất là levofloxacin - ceftazidim. Có 42% bệnh nhân cần phải thay đổi phác đồ điều trị ban đầu. Tỷ lệ điều trị thành công chiếm 83,3%. Chỉ định nhập ICU là yếu tố duy nhất có liên quan với hiệu quả điều trị. Kết luận: Bệnh viện cần xây dựng phác đồ điều trị đợt cấp COPD dựa trên tình hình đề kháng của riêng bệnh viện. Tiền sử bệnh cần được khai thác kĩ hơn nhằm hỗ trợ việc đánh giá độ nặng đợt cấp và chỉ định kháng sinh. Từ khóa: COPD, đợt cấp COPD, kháng sinh. ABSTRACT INVESTIGATION ON ANTIBIOTIC USE IN ACUTE EXACERBATIONS OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AT THE DEPARTMENT OF GENERAL INTERNAL MEDICINE, UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC Phan Quang Khai, Dang Nguyen Doan Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 183 - 187 Background: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD), a common respiratory condition, is one of the leading causes of death worldwide. Acute exacerbations of COPD are the major cause of frequent outpatient clinic visits, hospitalization and high mortality. In addition to improving lung function, antibiotic therapy is the mainstay of management of COPD exacerbations. Objectives: To investigate the use of antibiotics in COPD exacerbations at the Department of General *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ĐT: 0909907976 Email: dtrangpharm@yahoo.com Chuyên Đề Dược 183 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Internal Medicine, University Medical Center HCMC. Methods: Descriptive cross-sectional study on 150 in-patients diagnosed with COPD exacerbations admitted to Department of General Internal Medicine, University Medical Center HCMC from 01/2015 to 04/2015. Results: The mean age of the study population was 76.13 ± 11.03; 119 (79,3%) were male. Over half of the study population was found with smoking history. The most common comorbidities include hypertension, drug- induced Cushing and pneumonia. All of the patients had increased dyspnea. The rate of positive sputum culture was low (31,9%). The most commonly isolated pathogen was Streptococcus spp. Resistance to the pathogens isolated was observed in all antibiotics indicated for antimicrobial susceptibility test. The most common class of antibiotic indicated was fluoroquinolon; levofloxacin-ceftazidim was the most common combination of first-line antibiotics empirically indicated. Change in antibiotic regimen was recorded in 42% of the hospital profiles. Indication for ICU admission was the only factor significantly associated with treatment outcome. Conclusion: Guidelines for the treatment of acute exacerbations of COPD should be established at University Medical Center HCMC based on local patterns of antibiotic resistance. Patients’ medical history should ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: