
Bí Đỏ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí ĐỏBí Đỏ Sưu Tầm Bí Đỏ Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 13-October-2012Tín đứng trên lưng chừng đồi cát, đôi mắt anh ôm trọn lấy ngôi làng sau bao năm xa cách. Thânthuộc quá, như từng gốc cây bụi cỏ này bàn chân vừa mới giẫm hôm qua vẫn đang còn dấudép...Làng Tín nằm trong thung lũng, trước mặt là đồi cát, sau lưng là núi trọc đầy trảng cây bụi. Conđường đất độc đạo dẫn vào làng đầy bụi đỏ và những trảng cây bụi ăn lan ra cả mặt đường lẹmnhư phải tay người thợ cạo tóc vụng. Được gọi là làng ven biển nhưng muốn ra biển, người làngTín phải vòng qua đồi cát trước mặt, dọc theo con đường đầy cỏ tranh và những cây mai biểncòi cọc rực vàng vào độ cuối đông lành lạnh.Làng nghèo, trẻ con ít học, suốt ngày bám mặt ngoài những ruộng đất cát trồng hoa màu và rabờ biển cào lá phi lao rụng về đun bếp. Phi lao mọc thành rừng chắn gió ven biển, bọn trẻ chỉcần cào một lúc đã đầy sọt. Chúng gối đầu lên cát, nằm san sát nhau như những quả bí đỏ thángtám. Mặt đỏ bừng vì nắng.Làng Tín nổi tiếng vì giống bí đỏ, từ thời mở đất đã lưu truyền câu chuyện nửa hư nửa thực về sựtích loài cây này. Thuở đó, có một người con gái Thuỷ thần vì quá yêu chàng trai miền biển màđã trái luật cha, cùng chàng trai lên ở đất liền. Thuỷ thần giận dữ, năm ấy biến tất cả nguồnnước trong làng thành nước mặn. Chàng trai đi lên núi cao để tìm nước ngọt về cho dân làng, đimiết mà không tìm được. Nàng thương chàng, hoá phép thành dòng suối mát chảy ngầm trongđá. Đến khi chàng về thì không còn kịp nữa, chàng trai thương nhớ người yêu, khóc mãi rồi gụcxuống trên bờ cát nóng. Mùa thu năm ấy, chỗ chàng trai nằm mọc lên một loài cây lạ. Hoa vàngrực, thân dây leo và có quả khi chín màu vàng, ngọt và mát. Người làng nói hương vị của loài bíđỏ này kết tinh từ vị ngọt của nước suối, có vị đậm đà của biển, của nước mắt đôi trai gái ấy màthành. Bí trồng đất làng Tín, ngon không làng nào bì được.Tín không về làng vội. Anh đi theo đường mòn ra phía biển. Tháng ba, biển lạnh đến u buồn.Trời vừa ngả chiều mà sương đã chùng xuống, rịn từng giọt trên lá như người đàn bà mau nướcmắt. Tín bốc một nắm cát, cát trắng ẩm ướt, anh thấy mặn nơi đầu lưỡi. Chỗ gốc cây anh ngồi,nơi cao quá đầu người một chút, vết khắc vẫn còn, trăng trắng trên vỏ cây xù xì, thâm xỉn. Cáicây này quá thân thiết với Tín, thân thiết như bàn tay người con gái hồi nào mềm ấm, run rẩytrong tay anh... oOoTrang 1/4 http://motsach.infoBí Đỏ Sưu TầmMiên đang tưới nước cho ruộng bí đỏ đang độ sung sức nhất. Hoa vàng rực khắp cả cánh đồngvà những ngọn non dài vươn lên trong nắng. Miên gánh hai thùng nước, nước từ cái roa nhỏ tơinhư mưa nhảy trên lá, trên hoa rồi lẩn nhanh xuống cát. Chân Miên trắng lẳn như củ sắn vừamới bóc thoăn thoắt bước giữa hai vồng bí nhịp nhàng, mỗi bước chân Miên làm những tay leonhư chiếc lòxo xanh non rung lên nhè nhẹ.Trời sâm sẩm tối, khi đom đóm đã bắt đầu túa ra từ các bụi cây, bay lập loè, Tín mới thấy Miêntấp tểnh đi về trên triền cát hâm hấp nóng. Cát lẫn vào các kẽ chân, bám vào lai quần còn có cảnhững bông cỏ may khô roong vì nắng. Lửa bắt đầu lật đật cháy, bóng hai mẹ con Miên đổ vàovách nhà. Mặt nàng ánh đỏ cô đơn. Chồng Miên chết biển đã ba năm rồi, khi con bé Mai vừachớm ngậm dây rau của mẹ. Tín còn nhớ lần ấy, Miên xấp xoã chạy, chân lẫn trong cát, cỏtranh cào bắp chân toé máu. Nàng không khóc được. Mắt lạnh băng không chớp. Tín thươnglắm, Miên như cánh chuồn ngủ đông đến mụ mị cả người rồi sang xuân không còn đủ sức đểtung cánh bay lên được nữa.Thực ra, Tín đã thương Miên từ lâu lắm rồi, thương từ khi Miên còn son rỗi. Cả hai đã đôi lầnhẹn hò nhau bên giếng Cát đầu làng, nơi dòng nước chảy từ khe đá ngọt lành tụ lại trên cát màkhông bao giờ vơi cạn. Đó là vùng đất thiêng, là nơi hò hẹn của những đôi lứa yêu nhau, đã vốcnước uống trên tay nhau thì suốt đời không thể nào quên được. Ngày trước, Miên đã uống nướctrên tay Tín. Hôm ấy, lần đầu tiên trong đời, Tín được cầm tay một người con gái. Bàn tay anhrun run lồng vào áo, chạm vào vú nàng. Cặp vú tròn vổng, căng và ấm như ức con bồ câu chợtchấp chới vụt khỏi tay anh...Miên phủ phục trên người anh, đôi mắt đen nhưng nhức, bàn tay bối rối hết gỡ ra rồi lại tết vàobím tóc lấm cỏ. Miên không muốn về nhà, về nhà bây giờ là đồng nghĩa với việc mất anh mãimãi. Ngày mai đây, Miên phải lấy chồng. Hai gia đình đã có giao ước. Chồng Miên là thợ lặn.Anh khoẻ mạnh và rắn chắc như cây gỗ lim..., chỉ tiếc một điều, vẻ đẹp đó không làm Miênthổn thức. Tâm hồn Miên, trái tim Miên đã quá thân thuộc với mùi mồ hôi của Tín, thân thuộcđến mức có cảm tưởng như đã lẫn vào nhau...Miên lấy chồng đúng vào ngày lập thu. Suốt đêm ấy, trời lắc rắc mưa nhưng sáng ra lại hưnghửng nắng. Miên ngồi như phỗng, chẳng buồn quan tâm cô thợ trang điểm vẽ những gì trênmặt mình... Miên nghĩ rồi đây, làm cách nào cô có thể trở thành người xa lạ với Tín. Tín sẽkhông hiểu được vì sao người con gái đã uống nước suối trên bàn tay ram ráp to bè của mình rồimà vẫn có thể thương được người khác. Nghĩ thế, thương Tín quá, Miên lại khóc. Lũ trẻ hàngxóm thích thú đu đưa nơi cửa sổ mà ngó vào ngưỡng mộ cô dâu đẹp. Đưa con ra đến cổng, bốmẹ Miên cười giòn, mặt đỏ như tô son vì ăn trầu, uống rượu. Chỉ có Miên là cứ vừa đi vừa khóc.Bao nhiêu nước mắt đã chảy từ đêm qua đến giờ, mắt húp lại, bàn chân bước trên ruộng bí đỏhàng trăm lần, quen như da thịt mình mà sao Miên cứ vấp hoài, suýt ngã.Riết rồi cũng quen, ngón tay Miên đã đeo nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
truyện ngắn Bí Đỏ truyện Sáng khoa học xã hội thơ ca văn học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 403 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 277 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 215 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 136 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
6 trang 131 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 113 0 0