Danh mục tài liệu

Biểu tượng văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trung Trung Đỉnh là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Phần lớn, các tác phẩm của ông đều viết về núi rừng Tây Nguyên, nơi ông đã từng sống và chiến đấu. Để làm nên thành công cho những trang viết của mình, nhà văn sử dụng nhiều biểu tượng gắn liền với văn hóa Tây Nguyên ngàn đời nhưng tiêu biểu vẫn là biểu tượng nhà rông, ngọn lửa và rượu cần. Bài viết tập trung phân tích biểu tượng văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của Trung Trung ĐỉnhTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH Trương Thị Như Huệ Trường THPT Lê Lợi, Pleiku, Gia Lai Email: nhuhue785@gmail.com Ngày nhận bài: 20/4/2023; ngày hoàn thành phản biện: 15/5/2023; ngày duyệt đăng: 12/12/2023 TÓM TẮT Trung Trung Đỉnh là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Phần lớn, các tác phẩm của ông đều viết về núi rừng Tây Nguyên, nơi ông đã từng sống và chiến đấu. Để làm nên thành công cho những trang viết của mình, nhà văn sử dụng nhiều biểu tượng gắn liền với văn hoá Tây Nguyên ngàn đời nhưng tiêu biểu vẫn là biểu tượng nhà rông, ngọn lửa và rượu cần. Nhà rông trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh không chỉ là nơi diễn ra toàn bộ đời sống sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi hội tụ những tín ngưỡng tôn giáo, những huyền thoại xa xưa về mối giao hoà giữa con người với thiên nhiên, đất trời. Cùng với nhà rông, lửa đã trở thành biểu tượng cho sức sống mang vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thuỷ và khát vọng vươn lên. Bên cạnh nhà rông, lửa, thì biểu tượng rượu cần đã gắn liền với các nghi lễ tế thần, là cách thức giao tiếp với các đấng siêu hình và là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa. Từ khóa: Trung Trung Đỉnh, văn hóa, nhà rông, ngọn lửa, rượu cần. Nhà văn Trung Trung Đỉnh không sinh ra ở Tây Nguyên nhưng những nămtháng tham gia kháng chiến ở vùng đất đỏ giàu tình người này đã khiến văn hoá bảnđịa nơi đây thấm đẫm trong văn chương của ông. Vì vậy, dẫu có nhiều tác giả viết vềTây Nguyên đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam đươngđại, chẳng hạn như: Nguyên Ngọc, Y Điêng, Thu Bồn… nhưng Trung Trung Đỉnh vẫntìm về với miền đất huyền thoại và khẳng định dấu ấn rất riêng trong hàng loạt tácphẩm trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, trường ca và cả bút kí. Trongđó, ngọn lửa đam mê sáng tác hầu như được ông dành trọn để nghiên cứu về cuộcsống và con người Tây Nguyên. Văn hóa nơi đây được xem như món “đặc sản” màông nâng niu, gìn giữ, trân trọng qua từng trang viết. Từ vốn sống thực tế phong phú,Trung Trung Đỉnh dựa trên chất liệu chính là văn hóa, đem văn hóa vào văn học, kếttinh thành những biểu tượng độc đáo. 1Biểu tượng văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh “Văn hóa hôm nay là tổng thể sống động các giá trị tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúccảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội” (UNESCOđịnh nghĩa) [1, tr.3]. Văn học là một bộ phận hợp thành của văn hóa. Nếu văn hóa thểhiện kết quả về quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học làhoạt động lưu giữ kết quả đó một cách sinh động nhất. Để tạo nên thành quả củamình, văn hóa của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặngđường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xãhội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trịđã hình thành. Huỳnh Như Phương nhận định: “Văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôntừ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hóa, cho nên văn học là tấm gương của văn hóa” [9,tr.43]. Tây Nguyên là vùng đất hội tụ những tiềm năng văn hóa độc đáo. Nơi đây cónhiều dân tộc anh em sinh sống trong không gian rừng núi bao la, hùng vĩ. Thiênnhiên và cuộc sống đã ban tặng cho con người những cảnh quan kì thú, hấp dẫn tạonên nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác văn chương. Trong nhiều trang viết của vănhọc Tây Nguyên, nhà rông, ngọn lửa và rượu cần đã trở thành biểu tượng đẹp, mangbản sắc văn hóa độc đáo nơi đây. Từ lâu, nhà rông được coi là biểu tượng văn hóa củacộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên, thể hiện giá trị vật chất và tinh thần trong đờisống của đồng bào. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linhhồn, “trái tim” của mỗi ngôi làng. Mặt khác, ngọn lửa có vai trò hết sức quan trọngtrong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, là biểu tượng của sự ấm áp, nođủ và khát vọng vươn lên. Trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,rượu cần được xem như biểu tượng văn hóa đầy ấn tượng và gắn liền với sự hìnhthành, phát triển của dân tộc đó. Đối với người dân Tây Nguyên, rượu cần giữ vai tròlà lễ vật khi kính dâng lên các Thần linh, là cách thức giao tiếp với các đấng siêu hình,đồng thời là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa. Trướckhi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu cần làm nghĩa vụ thông báo, dâng mời, cầu xincác vị thần linh chứng giám hoặc ban phước. Nhưng dù sử dụng trong dịp nào, tụcuống rượu cần vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào cácdân tộc Tây Nguyên. Tuy sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, nhưng Trung Trung Đỉnh được mọi ngườibiết đến như là người con của núi rừng Tây Nguyên. Ông thông thuộc từ lịch sử hìnhthành đến hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và con người nơi đây trong những nămkháng chiến chống quân xâm lược và trong cả quá trình lao động sản xuất trên vùngđất màu mỡ này. Tây Nguyên hào hùng trong các cuộc kháng chiến vẻ vang của dântộc trở thành nguồn đề tài sáng tác bất tận cho biết bao tác phẩm văn chương. Đối vớinhiều nhà văn, viết về mảnh đất oanh liệt này cũng chính là dịp quay trở lại với từngbản làng, con suối, núi rừng… đậm đà tính dân tộc. Bởi thế, bước chân Trung TrungĐỉnh đi tới đâu đều được nền văn hóa mang sắc thái bản địa này thấm đượm vào contim. Nhà văn có dịp được th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: