Danh mục tài liệu

Biểu tượng về quân tử trong Kinh Thi

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 700.70 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này làm rõ một số biểu tượng về người quân tử trong Kinh Thi trên cơ sở kế thừa những chú giải và điểm bình của những người đi trước, đồng thời sử dụng bản dịch Kinh Thi của Tạ Quang Phát để làm cứ liệu về mặt văn bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng về quân tử trong Kinh ThiHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 12-20This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0064BIỂU TƯỢNG VỀ QUÂN TỬ TRONG KINH THIĐinh Thị HươngViện Kinh tế Bưu điện, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thôngTóm tắt. Quân tử là từ được xuất hiện nhiều lần, cũng là mẫu người lí tưởng được nói đếntrong Kinh Thi. Việc dùng một số vật mang ý tượng trương để chỉ quân tử vừa là sự kế thừatư duy dùng tượng của người Trung Quốc cổ đại, vừa là sự khơi nguồn cho việc sử dụng biểutượng của thi ca Trung Quốc sau này. Các biểu tượng cho quân tử vốn là các vật có trong tựnhiên, thể hiện quan niệm trân trọng và đề cao tự nhiên của người xưa. Nghiên cứu này làmrõ một số biểu tượng về người quân tử trong Kinh Thi trên cơ sở kế thừa những chú giải vàđiểm bình của những người đi trước, đồng thời sử dụng bản dịch Kinh Thi của Tạ Quang Phátđể làm cứ liệu về mặt văn bản. Bằng việc chỉ ra một hệ thống các biểu tượng về quân tử(phượng hoàng, hùng trĩ, thanh trúc, Chung Nam sơn, cổ cầm…), nghiên cứu cũng góp phầnvào việc lí giải các biểu tượng trong văn học Trung Quốc và Việt Nam.Từ khóa: Quân tử, Kinh Thi, biểu tượng quân tử.1.Mở đầuViệc nghiên cứu Kinh Thi xưa nay thường ở cả hai phương diện là Kinh và Thi. Có hàngtrăm nghiên cứu lớn nhỏ về Kinh Thi. Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, những lời chú giải Kinh Thicủa Chu Hy đời Tống thường được người đời sau tiếp nhận. Đối với vấn đề về những đặc điểmphẩm chất trong hình tượng của bậc quân tử qua Kinh Thi, một số chương trong sách Tứ Thư đãcó những lời bàn (Chu Hy cũng đã tiếp nhận những lời bàn đó), trong đó cũng có nói đến một sốvật tỉ dụ cho quân tử như con lân, phượng hoàng, cổ cầm, cây trúc. Ở Việt Nam, “suốt thời kìtrung đại, Kinh Thi được truyền bá ngày một rộng rãi, ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới văn hóa,văn học Việt Nam; quá trình tiếp nhận và tiếp biến kinh điển này cũng diễn ra tự nhiên và liêntuc”, tiếp nhận chủ yếu ở việc “dịch” và “trước tác” (sáng tác có thể hiện sự am hiểu Kinh Thi) [1].Thời gian gần đây, xu hướng nghiên cứu Kinh Thi ở Việt Nam tập trung vào việc nghiên cứu sựảnh hưởng của Kinh Thi với các sáng tác chữ Hán và chữ Nôm và một số đề tài trong Kinh Thi(đề tài tình yêu hôn nhân, đề tài chiến tranh). Đỗ Thị Bích Huyền (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)trong nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của Kinh Thi trong văn chương chữ Nôm tạiViệt Nam” đã dẫn ra một số câu thơ Việt Nam từ ảnh hưởng của Kinh Thi, trong đó ảnh hưởngcủa thiên Lân chi chỉ trong Kinh Thi (trong thiên này có biểu tượng con lân) [2]. Như vậy, việcnghiên cứu về biểu tượng của người quân tử trong Kinh Thi (những vật mang hàm ý tượng trưngcho quân tử) còn là vấn đề cần có thêm sự nghiên cứu một cách hệ thống. Do vậy, nghiên cứu nàygóp phần giải quyết vấn đề đó. Nghiên cứu này sử dụng bản dịch Kinh Thi của Tạ Quang Phát(bản dịch có dựa vào lời chú giải của Chu Hy), gồm 311 thiên (305 thiên có lời và 6 thiên chỉ cóđề mục mà không lời), trong đó Quốc phong (160 thiên), Tiểu nhã (81 thiên), Đại nhã và Tụng(70 thiên) [3] để sử dụng vào việc thống kê, phân loại, tìm hiểu nghĩa, mô tả, giải thích biểu tượng.Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/9/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018.Tác giả liên hệ: Đinh Thị Hương. Địa chỉ e-mail: huongdt1277@gmail.com12Biểu tượng về quân tử trong Kinh thi2.Nội dung nghiên cứu2.1. Một số khái niệm liên quanBiểu tượng là từ đã được nhiều người định nghĩa.C.G.Jung viết: “Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hìnhảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày, vẫn chứa đựng những mối quanhệ liên can, cộng thêm vào cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có baohàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta”, “Biểu tượng không phải làmột phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp,để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh”[4]. C. Lesvy- Strauss viết:“Mọi nền văn hóa đều có thể xem như là một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàngđầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo”[5].Wirth Oswald cho rằng đặc tính của biểu tượng là “mãi mãi gợi cảm đến bất tận, mỗi người thấy ởđấy cái mà năng lực của mình có thể nhận ra, thiếu sự thâm thúy thì sẽ chẳng nhận ra được gì cả” [5].Chu Hy nói: “Tượng là dùng cái này để nói nghĩa kia”[5].Như vậy có thể thấy biểu tượng là vấn đề rất quan trọng để truyền tải văn hóa nói chung vàvăn học nói riêng. Nó liên quan đến “kí hiệu”, “mã văn hóa”, “ẩn dụ”, “cái biểu đạt”, “cái đượcbiểu đạt”. Một biểu tượng có thể có nhiều ý nghĩa, mỗi ý nghĩa lại có thể được thể hiện qua nhiềubiểu tượng. Việc nghiên cứu ý nghĩa qua biểu tượng đòi hỏi phải dùng nhiều đến trí tưởng tượng,phải tìm ra đặc điểm tương đồng giữa “cái biểu đạt” và “cá ...