Danh mục tài liệu

Blended learning và khả năng áp dụng tại trường Đại học Hùng Vương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.41 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Blended learning là sự kết hợp cả E-Learning và hình thức đào tạo truyền thống nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình đào tạo kết hợp này có một số nội dung giảng dạy trực tiếp trên lớp và một số được dạy qua hệ thống E-Learning làm cho người học cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu được nhiều lợi ích hơn nhờ việc tận dụng tất cả ưu điểm của hình thức đào tạo truyền thống và E-Learning.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Blended learning và khả năng áp dụng tại trường Đại học Hùng VươngTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 123 BLENDED LEARNING VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Vũ Thị Thu Minh Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt: Blended learning là sự kết hợp cả E-Learning và hình thức đào tạo truyền thống nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình đào tạo kết hợp này có một số nội dung giảng dạy trực tiếp trên lớp và một số được dạy qua hệ thống E-Learning làm cho người học cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu được nhiều lợi ích hơn nhờ việc tận dụng tất cả ưu điểm của hình thức đào tạo truyền thống và E-Learning. Ở trường Đại học Hùng Vương với điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực vận hành hệ thống, đặc thù sinh viên của trường thì Blended Learning là một lựa chọn hợp lí. Từ khóa: E-Learning, Blended learning, giảng viên, sinh viên, cách mạng công nghiệp 4.0. Nhận bài ngày 12.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.02.2020 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Thu Minh; Email: minhvt@hvu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến giáo dục đại học đặt trước nhiều thách thứcrất lớn. Trong đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuấtvà đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự. Từ đó đòi hỏi các trường đại học phảithay đổi chương trình đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp 4.0. Và đổimới phương pháp giảng dạy trở thành một yêu cầu tất yếu trong xu thế đó. Đổi mớinhằm hướng đến mục tiêu đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu vớinhững kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thôngE-Learning đã trở thành một xu thế học tập mới ở Việt Nam, môi trường học tập E-Learning tạo ra cơ hội cho học viên khi tham gia các khóa học được tự do lựa chọn thờigian, trình độ và địa điểm thích hợp để học tập. Hệ thống E-Learning phân phối các nộidung học thông qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet,Intranet,… trong đó, nội dung học được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phongphú như text, audio, video, mô phỏng. Ngoài ra, không chỉ có người dạy và người họcmà tất cả các học viên tham gia đào tạo qua E-Learning đều có thể dễ dàng giao tiếp vớinhau qua hệ thống mạng máy tính dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI(chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… Trường Đại học Hùng Vương nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cũngkhôngnằm ngoài xu thế đổi mới này. Với cơ sở vật chất, nguồn lực hiện có thì việc đưaE-learning vào áp dụng tại trường là điều không thể thiếu. Tuy nhiên không thể ngay lậptức sử dụng E-learning hoàn toàn mà việc sử dụng công nghệ kết hợp với phương thứcdạy học truyền thống sẽ là sự lựa chọn tốt nhất đối với nhà trường. Việc kết hợp nàyđược biết đến với tên gọi Blended Learning.2. NỘI DUNG2.1. Blended learning2.1.1. Khái niệm Blended learning là việc sử dụng các phương pháp giảng dạy trong lớp học truyềnthống cùng với việc sử dụng học tập trực tuyến cho cùng một đối tượng sinh viên cùngmột nội dung trong cùng một khóa học [1]. Blended Learning xét về bản chất của nó sẽ được hiểu là mô hình học tập kết hợp,qua đó việc học trên lớp và việc học trực tuyến được tiến hành trong sự kết hợp và bổtrợ cho nhau. Với Blended Learning, sinh viên vẫn nhận được sự hướng dẫn trên lớp từgiảng viên và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác. Thêm vào đó, việc họcsẽ được bổ sung các tài liệu học tập online (bao gồm e-book, hướng dẫn học, bài giảngđiện tử,…) và các hoạt động học tập online mang tính tự định hướng nhằm nâng caotinh thần tự học của sinh viên.2.1.2. Mô hình của Blended learning Giảng viên dựa vào đặc thù môn học và sinh viên để lựa chọn một trong sáu môhình học tập kết hợp (Blended Learning) như sau [2]: - Mô hình blended face - to - face (hướng dẫn trực diện trên lớp và kết hợp cácphương tiện điện tử có kết nối Internet): mô hình này dựa trên mô hình lớp học truyềnthống. Thời lượng học trực tiếp với giảng viên là bắt buộc đối với mô hình này và cáchoạt động học trực tuyến được sử dụng để bổ trợ kiến thức cho người học. Đọc tài liệu,làm bài tập trắc nghiệm và các bài tập đánh giá khác đều được hoàn thành online, ở nhà.Mô hình cho phép sinh viên và giảng viên có nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức, kĩnăng cũng như dành cho các hoạt động học tập đặc biệt như thảo luận và làm việcnhóm. Mô hình này cũng đặc biệt phù hợp với những lớp học đa dạng, sinh viên có sựphân khúc khác nhau về khả năng nhận thức. - Mô hình rotation (mô hình quay vòng/luân phiên): Thời gian biểu được thiết lậpđể các học sin ...

Tài liệu có liên quan: