
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ giáo trình 7 mô đun nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi SỞ LAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN BỘ GIÁO TRÌNH 7 MÔ ĐUN NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI Trình độ sơ cấp nghề Thái Nguyên - 2013 1 SỞ LAO ĐỘNG TB&XH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÁI NGUYÊN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIẢI PHẪU SINH LÝ VẬT NUÔI MÃ SỐ: MH-01 NGHỀ: SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI Trình độ sơ cấp nghề Thái Nguyên - 2013 2 Chƣơng 1: HỆ VẬN ĐỘNG 1. Bộ xƣơng 1.1. Xương đầu Xương đầu gồm: Xương sọ và xương mặt. - Xương sọ: Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, đỉnh, chẩm, bướm, sàng và xương thái dương. - Xương mặt: Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm dưới. 1.2. Xương sống - Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, lưng, hông , khum, đuôi. 1.3. Xương sườn - Xương sườn là xương dài cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần giữa là thân. 1.4. Xương ức Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các sụn sườn. 1.5. Xương chi 1.5.1. Xương chi trước Gồm các xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay (xương cườm), xương bàn tay và xương ngón tay. 1.5.2. Xương chi sau Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. 2. Hệ cơ 2.1. Cơ vân + Vị trí của cơ vân: - Cơ vân bám vào xương, bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con vật. Vận động là một trong những hoạt động sinh lý quan trọng nhất của cơ thể động vật do cơ và xương cùng thực hiện. 3 Chƣơng 2: HỆ TIÊU HOÁ 1. Giải phẫu hệ tiêu hóa 1.1. Miệng Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng. 1.2. Hầu Là một xoang ngắn, là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản. 1.3.Thực quản Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ, ngực và bụng. 1.4. Dạ dày Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa. Tùy loài gia súc khác nhau dạ dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Dạ dầy ở gia súc gồm hai loại dạ dày: Dạ dầy đơn ( người, lợn, chó, mèo…) và dạ dày kép (trâu, bò, dê, cừu ..) 1.5. Ruột 1.5.1.Ruột non Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi manh tràng. Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là: Tá tràng, không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày, hồi tràng: dài từ 50 – 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già. 1.5.2. Ruột già Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thông ra ngoài qua hậu môn, ruột già được chia làm 3 đoạn: Manh tràng, kết tràng, trực tràng. 1.6. Các tuyến tiêu hóa 1.6.1.Tuyến nước bọt Gia súc có 3 đôi tuyến nước bọt đều ở vùng đầu, tiết ra nước bọt theo các ống dẫn đổ vào xoang miệng làm mềm thức ăn: Tuyến dưới tai, Tuyến dưới hàm, Tuyến dưới lưỡi. 1.6.2. Gan - Chức năng: Tiết ra mật đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn. Khử độc, tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể. Gan là nơi dự trữ đường glucose dưới dạng glycogen. Dự trữ máu cho cơ thể Gan tiết ra chất chống đông máu. Tạo máu (sinh hồng cầu) ở thời kỹ bào thai. 16.3.Tuyến tụy Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá tràng (chữ S hoặc U). 4 + Chức năng: có hai chức năng: - Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn. - Nội tiết: tiết ra hoocmone tuyến tụy gồm: * Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan thành đường glucose tự do đi vào máu đưa đến các mô bào. * Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan. 2. Hoạt động sinh lý hệ tiêu hóa Quá trình này xảy ra trên khắp các đoạn của ống tiêu hóa nhằm lấy thức ăn, biến đổi, phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu. 2.1.Tiêu hóa ở miệng Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nhai lại, nuốt. - Đặc điểm tuyến nước bọt: Lượng tiết: Nước bọt tiết nhiều nhất khi gia giúc ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết ít hơn. Số lượng và tính chất nước bọt phụ thuộc và số lượng và thành phần, tính chất của thức ăn. Ví dụ: ăn thức ăn khô nước bọt tiết ra nhiều hơn. Lợn một ngày đêm tiết ra 15lít, ngựa 40lít, trâu bò 60lít. 2.2. Tiêu hóa ở dạ dày 2.2.1.Tiêu hóa ở dạ dày đơn Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học. + Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn và thấm đều vào dịch vị, do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các tuyến. Sau đó nó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ vị + Tiêu hóa hóa học: Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ dầy đơn nhờ men tiêu hóa có trong dịch vị do tuyến dạ dầy tiết ra. Thức ăn đạm (Protein) dưới tác dụng của men pép xin thành các dạng đơn giản Am bu mo và po li pép tít. Mỡ trong dạ dầy hầu như chưa được tiêu hóa do men tiêu hóa chưa hoạt động. 2.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày kép + Tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ: - Tiêu hóa cơ học: nhờ nhu động của dạ cỏ thức ăn được nhào trộn giúp cho hệ vi sinh vật có trong dạ cỏ lên men sinh hơi để tiêu hóa thức ăn. - Tiêu hóa học: Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ cỏ chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật: gồm thảo phúc trùng, vi khuẩn và nấm. Chúng theo thức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thuốc thú y Thuốc thú y trong chăn nuôi Giải phẫu sinh lý vật nuôi Bệnh ở vật nuôi Xác định thuốc sát trùng Xác định vacxin phòng bệnhTài liệu có liên quan:
-
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 244 0 0 -
83 trang 213 0 0
-
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 104 0 0 -
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 62 0 0 -
Giáo trình Môđun: Xác định thuốc kháng sinh bình thường
67 trang 48 0 0 -
Đề thi lý thuyết môn Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường TCDTNT - GDTX Bắc Quang (Đề số 2)
6 trang 47 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 46 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 35 0 0 -
Ứng dụng rong câu cải thiện chất lượng nước nuôi tôm
2 trang 34 0 0 -
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương
4 trang 33 0 0 -
13 trang 33 0 0
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
93 trang 32 0 0 -
Nhân giống ốc hương ở Bình Định
2 trang 32 0 0 -
SPIROCY - Đặc trị bệnh phân trắng
1 trang 30 0 0 -
Giáo trình Dược lý thú y - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
64 trang 30 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá Giò thương phẩm
3 trang 29 0 0 -
Tìm hiểu đặc tính sinh sản của cá cảnh
2 trang 28 0 0 -
Xử lý ao trong quá trình nuôi tôm
2 trang 27 0 0 -
13 trang 26 0 0
-
Đại cương về Học nghề thú y: Phần 2
98 trang 26 0 0