Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí qua việc tổ chức dạy học theo góc - Một hiệu quả kép trong quá trình đào tạo sinh viên
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.54 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc để bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí qua việc tổ chức dạy học nội dung kiến thức “định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 nâng cao, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí qua việc tổ chức dạy học theo góc - Một hiệu quả kép trong quá trình đào tạo sinh viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 63-74 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC - MỘT HIỆU QUẢ KÉP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO SINH VIÊN Phùng Việt Hải1 , Đỗ Hương Trà2 1 Khoa KHTN và CN, Trường Đại học Tây Nguyên 2 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là một phương pháp rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Để vận dụng được nó một cách hiệu quả, đòi hỏi các sinh viên sư phạm vật lí cần hình thành được năng lực vận dụng PPTN cho bản thân ngay trong quá trình học tập ở trường đại học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc để bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí qua việc tổ chức dạy học nội dung kiến thức “định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 nâng cao, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí. Các kết quả thực nghiệm sư phạm thu được khẳng định: thông qua tổ chức dạy học theo góc đã nâng cao được năng lực vận dụng PPTN của sinh viên sư phạm vật lí, đồng thời sinh viên cũng tiếp thu được chính phương pháp dạy học theo góc - một cách tiếp cận hiệu quả trong quá trình đào tạo. Từ khóa: Dạy học theo góc, phương pháp thực nghiệm, bồi dưỡng. 1. Mở đầu Các kiến thức vật lí ở bậc phổ thông chủ yếu được xây dựng bằng con đường thực nghiệm, do đó phương pháp thực nghiệm (PPTN) có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay cho thấy rằng, PPTN vẫn chưa được các giáo viên (GV) vật lí vận dụng một cách phổ biến hoặc vận dụng chưa đúng quy trình, làm hạn chế việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình dạy học. Để có thể vận dụng một cách có hiệu quả, người GV vật lí cần phải có năng lực tổ chức bài học theo PPTN. Điều đó đòi hỏi trong quá trình học tập các học phần phương pháp dạy học bộ môn, sinh viên không chỉ nắm vững, hiểu sâu PPTN về mặt lí thuyết mà còn phải được quan sát, thực hành và trải nghiệm một cách thấu đáo. Ngày nhận bài: 09/08/2013. Ngày nhận đăng: 18/01/2014. Liên hệ: Phùng Việt Hải, e-mail: viethai8090@gmail.com. 63 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Với ưu điểm nổi bật là luôn xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra sự đa dạng trong cách thức thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng sự cá thể hóa trong hoạt động học tập, góp phần học sâu, dạy học theo góc (DHTG) sẽ là giải pháp hiệu quả cho việc bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN trong dạy học vật lí của sinh viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí Theo [4], một bài học vật lí theo PPTN gồm các giai đoạn sau: 1. Đề xuất vấn đề nghiên cứu 2. Xây dựng giả thuyết (dự đoán) 3. Rút ra hệ quả 4. Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra 5. Ứng dụng kiến thức. Trong quá trình trên, các giai đoạn 1, 2 và 4 đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh, do đó GV có thể bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình dạy học. 2.1.1. Thực trạng việc vận dụng PPTN trong dạy học môn vật lí - Ở trường sư phạm: PPTN chủ yếu được giới thiệu một cách tổng quát trên phương diện lí thuyết trong học phần Lí luận dạy học vật lí hoặc Tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí [6]. Trên phương diện thực hành, SV được vận dụng phương pháp trên trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, nó thường áp dụng cho một bài học cụ thể và chỉ được GV nhận xét, điều chỉnh khi SV đã thực hiện xong bài dạy. Do đó, sự điều chỉnh còn chưa mang tính kịp thời, gây tác động không nhỏ đến việc hình thành kĩ năng vận dụng PPTN một cách chắc chắn ở mỗi sinh viên. - Ở trường phổ thông: Việc thiếu các thí nghiệm phục vụ dạy học, kĩ năng thí nghiệm còn hạn chế, tâm lí “ngại” làm thí nghiệm của một số giáo viên làm cho tình trạng “dạy chay - học chay” trong các tiết học vật lí vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc dạy học quá “phụ thuộc” vào sách giáo khoa đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm đôi khi chỉ đơn giản là trình diễn thí nghiệm mà chưa thể vận dụng một cách đầy đủ nhất các giai đoạn của PPTN và các tác dụng của nó đối với HS. 2.1.2. Đề xuất giải pháp bồi dưỡng PPTN cho sinh viên trong dạy học vật lí Để có thể hình thành cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí qua việc tổ chức dạy học theo góc - Một hiệu quả kép trong quá trình đào tạo sinh viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 63-74 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC - MỘT HIỆU QUẢ KÉP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO SINH VIÊN Phùng Việt Hải1 , Đỗ Hương Trà2 1 Khoa KHTN và CN, Trường Đại học Tây Nguyên 2 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là một phương pháp rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Để vận dụng được nó một cách hiệu quả, đòi hỏi các sinh viên sư phạm vật lí cần hình thành được năng lực vận dụng PPTN cho bản thân ngay trong quá trình học tập ở trường đại học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc để bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí qua việc tổ chức dạy học nội dung kiến thức “định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 nâng cao, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí. Các kết quả thực nghiệm sư phạm thu được khẳng định: thông qua tổ chức dạy học theo góc đã nâng cao được năng lực vận dụng PPTN của sinh viên sư phạm vật lí, đồng thời sinh viên cũng tiếp thu được chính phương pháp dạy học theo góc - một cách tiếp cận hiệu quả trong quá trình đào tạo. Từ khóa: Dạy học theo góc, phương pháp thực nghiệm, bồi dưỡng. 1. Mở đầu Các kiến thức vật lí ở bậc phổ thông chủ yếu được xây dựng bằng con đường thực nghiệm, do đó phương pháp thực nghiệm (PPTN) có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay cho thấy rằng, PPTN vẫn chưa được các giáo viên (GV) vật lí vận dụng một cách phổ biến hoặc vận dụng chưa đúng quy trình, làm hạn chế việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình dạy học. Để có thể vận dụng một cách có hiệu quả, người GV vật lí cần phải có năng lực tổ chức bài học theo PPTN. Điều đó đòi hỏi trong quá trình học tập các học phần phương pháp dạy học bộ môn, sinh viên không chỉ nắm vững, hiểu sâu PPTN về mặt lí thuyết mà còn phải được quan sát, thực hành và trải nghiệm một cách thấu đáo. Ngày nhận bài: 09/08/2013. Ngày nhận đăng: 18/01/2014. Liên hệ: Phùng Việt Hải, e-mail: viethai8090@gmail.com. 63 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Với ưu điểm nổi bật là luôn xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra sự đa dạng trong cách thức thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng sự cá thể hóa trong hoạt động học tập, góp phần học sâu, dạy học theo góc (DHTG) sẽ là giải pháp hiệu quả cho việc bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN trong dạy học vật lí của sinh viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí Theo [4], một bài học vật lí theo PPTN gồm các giai đoạn sau: 1. Đề xuất vấn đề nghiên cứu 2. Xây dựng giả thuyết (dự đoán) 3. Rút ra hệ quả 4. Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra 5. Ứng dụng kiến thức. Trong quá trình trên, các giai đoạn 1, 2 và 4 đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh, do đó GV có thể bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình dạy học. 2.1.1. Thực trạng việc vận dụng PPTN trong dạy học môn vật lí - Ở trường sư phạm: PPTN chủ yếu được giới thiệu một cách tổng quát trên phương diện lí thuyết trong học phần Lí luận dạy học vật lí hoặc Tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí [6]. Trên phương diện thực hành, SV được vận dụng phương pháp trên trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, nó thường áp dụng cho một bài học cụ thể và chỉ được GV nhận xét, điều chỉnh khi SV đã thực hiện xong bài dạy. Do đó, sự điều chỉnh còn chưa mang tính kịp thời, gây tác động không nhỏ đến việc hình thành kĩ năng vận dụng PPTN một cách chắc chắn ở mỗi sinh viên. - Ở trường phổ thông: Việc thiếu các thí nghiệm phục vụ dạy học, kĩ năng thí nghiệm còn hạn chế, tâm lí “ngại” làm thí nghiệm của một số giáo viên làm cho tình trạng “dạy chay - học chay” trong các tiết học vật lí vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc dạy học quá “phụ thuộc” vào sách giáo khoa đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm đôi khi chỉ đơn giản là trình diễn thí nghiệm mà chưa thể vận dụng một cách đầy đủ nhất các giai đoạn của PPTN và các tác dụng của nó đối với HS. 2.1.2. Đề xuất giải pháp bồi dưỡng PPTN cho sinh viên trong dạy học vật lí Để có thể hình thành cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học theo góc Phương pháp thực nghiệm Định luật Boyle - Mariotte Vật lí 10 Dạy học vật lí Phương pháp thực nghiệmTài liệu có liên quan:
-
10 trang 180 0 0
-
7 trang 149 0 0
-
MÔ PHỎNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ KHUẾCH TÁN RỐI NGANG
10 trang 95 0 0 -
13 trang 92 0 0
-
Cấu trúc thông tin trong văn bản và khả năng ứng dụng trong giáo dục ngôn ngữ
14 trang 51 0 0 -
Luận lý học dành cho đệ nhất A, B, C, D: Phần 2
102 trang 45 0 0 -
Dạy học chuyên đề Trái đất và bầu trời – Vật lí 10 theo định hướng giáo dục STEM
10 trang 45 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
Vận dụng dạy học theo góc để dạy học chủ đề vật chất và năng lượng trong môn Khoa học lớp 4
8 trang 36 0 0 -
Xây dựng một số chủ đề tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong dạy học vật lí 10
8 trang 34 0 0