![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Bức Tranh Để Lại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bức Tranh Để LạiBức Tranh Để Lại Sưu Tầm Bức Tranh Để Lại Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 15-October-2012Tôi ngồi dựa lưng vào những cột gỗ còn sần sùi vết rìu đẽo. Bấy giờ ngày đã hết từ lâu và đêmxuống mênh mông trên bờ bể. Một đêm hè gió lặng. Tiếng sóng vỗ nghe chừng cũng âu yếmdịu dàng hơn. Anh phó chủ nhiệm tập đoàn đánh cá Mũi Né treo cây đèn bão lên cột nhà rồingồi ghé xuống bên cạnh tôi. Hai cánh tay buông thõng dài đến quá gối. Anh thẫn thờ nhìn tôimất một lúc rồi cất giọng ồ ề hỏi:- Ai nói với anh tôi giữ bức tranh đó mà anh lặn lội đi tầm tôi vậy?- Tôi nghe một người quen nói. Một chiến sĩ cũng là người Nam Bộ.Anh phó chủ nhiệm chồm người tới:- Có phải là một đồng chí tiểu đoàn trưởng không?- Phải, anh ấy là tiểu đoàn trưởng, tên là Danh.- Thôi, đúng rồi. Đúng là anh Danh rồi!Anh ta vừa kêu lên vừa lập cập để hai bàn tay lên gối chân tôi. Đôi mắt của người đàn ông NamBộ trạc bốn mươi tuổi này chớp lia lịa, hai hàng mi đen rậm nhíu nhíu lại. Anh ta thu hai bàn tayvề, thở dài một thôi rồi lắc đầu:- Bức tranh... bức tranh đó... không có ở đây đâu. Tôi không còn giữ nữa. Nhưng mất thì chắcchưa thể mất được. Tới bây giờ tôi vẫn tin là nó hãy còn. Anh à, bức tranh đó vẽ Cụ không đượcsắc sảo lắm đâu. Là vì do một anh thợ họa hình ở miệt vườn vẽ thôi mà. Nếu đem so sánh vớinhững ảnh Cụ bây giờ thì đâu đẹp bằng được. Nhưng có điều tôi dám quyết với anh là bức tranhđó không có bạc vàng nào trên đời này sánh nổi. Bởi vì ở trên đời này chắc gì đã có một ngườithứ hai vẽ được...Nói tới đây anh đưa tay lên cào cào ngực. Tôi có cảm giác như trong ngực anh bấy giờ có cái gìnóng lắm.- Trời, mà người vẽ bức tranh đó lại chính là em tôi. Em của tôi đã họa bức tranh đó trongnhững giờ phút cuối cùng của đời nó... Thôi thì tôi cũng nói cho anh rõ hoàn cảnh gia đình củatôi. Cha mẹ anh em tôi đều chết sớm hết anh à. Tên nó là Đô. Tôi không muốn em tôi dốt nát,nên chi hồi đó một mình tôi đã làm lụng, đi gặt hái, đi câu lưới nuôi em tôi học hành. Nói thiệtvới anh, tôi thì có phần hơi quê mùa cục mịch, đầu óc không đặng sáng sủa bằng em tôi. Với lạiTrang 1/8 http://motsach.infoBức Tranh Để Lại Sưu Tầmtánh tôi củ mỉ cù mì, chớ tánh em tôi nó gan góc lắm. Trong làng hễ ai bắt nạt tôi thì nó bênhtôi, dám chống chọi với bất cứ đứa nào hiếp đáp tôi.Tính ra như vậy thì nó đã học hết lớp nhứt trường làng. Sau nó thi đậu tên tỉnh học. Học đâugần được một năm thì thôi học. Ngay hồi nhỏ nó đã có hoa tay. Thôi học về đi làm ruộng đi câukéo với tôi chớ nó vẫn ham hố vẽ vời. Khắp nhà tôi treo la liệt những hình, tranh của nó. Nào làhình lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng, hình người đi chài cá, hình phong cảnh, đủ thứ.Năm cái đình làng tôi được phép tu sửa, làng đã rước em tôi ra vẽ lại con kỳ lân nơi tấm bìnhphong trước đình. Hình con kỳ lân do em tôi vẽ mãi tới kháng chiến cũng còn. Sau Tây nó mớiphá đi lấy gạch xây bót. Em tôi lại có tập họa hình. Họa được hình người rất giống. Ông già bàcả trong làng được nó họa cho, ai cũng đều ngợi khen. Không bao lâu cả làng đều gọi nó làthằng Tám họa hình. Vẽ một tấm hình nó được người ta trả một giạ lúa, lại được mời đi ăn giỗ.Cái gì chớ uống rượu thì tôi phải chạy em tôi. Thằng uống rượu cứng quá, càng uống mặt càngxanh tái chớ không đỏ. Lúc kháng chiến nó tham gia tự vệ. Năm bốn sáu đánh du kích bị trúngthương ở tay. Vết thương làm độc sưng vù lên. Ông bác sĩ ở tỉnh nói:- Tám Đô à, tôi thấy chú phải chịu cho tôi cưa cái tay của chú, không cưa thì chết đa.Em tôi đáp:- Nếu không cưa mà phải thiệt mạng thì tôi chịu cưa. Còn cưa mà chết thì tôi giết ông.- Nhưng không có cưa nghề đâu. Tôi cưa bằng cưa thợ mộc liệu chú có chịu nổi không?Em tôi lặng lẽ bảo:- Được, cứ cưa!Và nó xoắn ngay tay áo lên. Từ nói đến làm không đầy mười lăm phút. Không có rượu an-côn,ông bác sĩ khử trùng lưỡi cưa bằng rượu đế. ổng cưa mà tay ổng còn rung thì anh biết. Ngược lạiem tôi chẳng hé răng kêu một tiếng. Nó ngoảnh mặt đi nơi khác, mồ hôi chảy có giọt xuống haibên màng tang... Đó, tánh khí của nó như vậy đó. Cụt mất tay trái rồi nó vẫn đi đánh chim sẻ, đigài lựu đạn. Lúc đó bận rộn nhứt là những lúc sắp tới ngày sinh nhật Cụ. Tôi còn nhớ đồng chíchánh trị viên xã đội trưởng thường bảo nó:- Thôi, Tám Đô, mày không không phải đi gài lựu đạn nữa. Gần tới ngày mười chín tháng nămrồi. Việc đánh chác để tụi tao, còn mầy ở nhà lo họa hình Cụ. Bà con ai cũng muốn có một tấmảnh Cụ để treo. Vậy thì mày ở nhà vẽ. Kỷ niệm ngày sinh nhật của ông Cụ, mỗi nhà đều có ảnhthì quý lắm.Thế làm thằng Đô em tôi tối ngày sáng đêm cặm cụi lo họa ảnh Cụ. Hồi đó vẫn còn vẽ theoảnh cũ, Cụ trông gầy chớ đâu được hồng hào như bây giờ. Thằng em tôi vẽ mãi nên nó thuộclòng như hết mọi nét trên khuôn mặt ông Cụ. Vẽ xong bức này lại vẽ tới bức khác. Bà con tới luinhà tôi suốt ngày kính cẩn rước ảnh Cụ về treo. Em tôi vẽ xong cho mỗi nóc gia một bức rồi lạicòn vẽ thêm một tấm thiệt lớn, tô màu coi rất sắc sảo. Trưa cái hôm vẽ xong nó hỏi tôi:- Anh Bảy ơi, anh có biết em vẽ bức tranh lớn này để mần chi không?Tôi chưa kịp đáp thì nó ghé vào tai tôi nói nhỏ:Trang 2/8 http://motsach.infoBức Tranh Để Lại Sưu Tầm- Để treo lên ngọn dừa lão ngoài chợ cho đồng bào nhìn thấy và để tụi lính nó coi. Kẻo tụi nótrách mình không cho nó biết chân dung của ông Cụ mình.Em tôi nói rồi cười ha hả. Từ ngày kháng chiến bao giờ nó cũng cười v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bức Tranh Để Lại truyện ngắn truyện Sáng khoa học xã hội thơ ca văn học Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 399 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 304 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 275 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 215 0 0 -
91 trang 184 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 174 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 159 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 136 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 134 0 0 -
6 trang 131 0 0
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 130 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 126 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 125 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 112 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 111 0 0