Danh mục tài liệu

Bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán - Hàn và Hán - Việt

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tìm hiểu về từ các từ vựng gốc Hán là một phạm vi rộng và khó vì vậy trong khuôn khổ một bài báo cáo khoa học này sẽ tổng hợp các từ tiếng Hàn Quốc gốc Hán phổ biến, hay gặp nhất và từ đó đối chiếu, so sánh với các từ Hán Việt để đưa ra kết luận về sự giống nhau giữa các lớp từ vựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán - Hàn và Hán - ViệtHỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ HÁN-HÀN VÀ HÁN - VIỆT SVTH:Lê Tú Anh, Lý Kiều Linh(3H-09) GVHD: Th.S Phạm Thị Ngọc I. PHẦN MỞ ĐẦU. Trong gần 2 thập niên qua, mối quan hệ của Việt Nam và Hàn Quốc đã khôngngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục,kinh tế. Trên phương diện văn hoá Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn khá sâu sắc đối vớingười Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất của nhận định trên đó chính là số lượngngười theo học, tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc đang tăng lên đáng kể. Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng và nắm rõ ý nghĩa cũng như cáchsử dụng luôn là một trở ngại. Để giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng và thuận lợi hơnthì việc so sánh, tìm hiểu về ngôn ngữ mình đang theo học có điểm nào giống với tiếngmẹ đẻ và giống đến mức độ nào là công việc cần thiết. Trong quá trình theo học tiếngHàn Quốc, chúng tôi thấy rằng lớp từ vựng tiếng Việt Nam và tiếng Hàn Quốc có đến60% âm tiết có xuất phát từ Hán tự, và đây cũng chính là điểm chung rõ ràng nhất giữa2 ngôn ngữ Việt Nam và Hàn Quốc. Xuất phát từ điểm chung ấy mà chúng tôi đã thực hiện bài báo cáo khoa học nàyvới mục đích bước đầu khảo sát đối chiếu các từ Hán – Việt và Hán – Hàn nhằm phụcvụ cho việc học tập và làm việc sau này; đồng thời chúng tôi mong bài báo cáo này sẽtrở thành tài liệu giúp ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn Quốc. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tìm hiểu về từ các từ vựng gốc Hán là một phạm vi rộng và khó vì vậytrong khuôn khổ một bài báo cáo khoa học này, chúng tôi xin được phép tổng hợp cáctừ tiếng Hàn Quốc gốc Hán phổ biến, hay gặp nhất và từ đó đối chiếu, so sánh với cáctừ Hán Việt để đưa ra kết luận về sự giống nhau giữa các lớp từ vựng ấy. V. NỘI DUNG. 1. Lịch sử du nhập của Hán tự vào Việt Nam. Với sự giao thoa trên các bình diện văn hoá, kinh tế và đặc biệt là trải qua các cuộcchiến tranh giữa các dân tộc ở Châu Á nói chung và ở Đông Á nói riêng, chữ TrungQuốc được hình thành, phát triển và trở thành chữ viết chung được sử dụng rộng rãitrong các dân tộc ở những khu vực này. Sau hàng chục thế kỉ dưới sự cai trị và đồng hoácủa người Hán người Việt Nam vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục của riêngmình. Tuy nhiên vẫn có sự ành hưởng nhất định về văn hoá, thể chế chính trị của TrungQuốc đối với người Việt Nam kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ. Lịch sử ghilại rằng trước khi có chữ quốc ngữ ra đời, người Việt Nam phải dùng chữ Hán để viết180HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011nhưng họ đọc theo âm Việt Nam. Tuy nhiên quá trình tiếp nhận các từ ngữ tiếng Hángiai đoạn đầu chỉ diễn ra một cách lẻ tẻ, không hệ thống và chủ yếu bằng đường khẩungữ. Đến giai đoạn nhà Đường thì tiếng Hán được du nhập một cách có hệ thống, với sốlượng lớn và chủ yếu thông qua con đường sách vở. Cách đọc Hán - Việt gắn liền vớiviệc sử dụng văn tự: ban đầu là văn tự Hán, sau là chữ Hán và chữ Nôm và cuối cùng làghi bằng chữ quốc ngữ. Với việc học tâp được một hệ thống chữ viết tương đối hoànthiện, các học sĩ bản địa có thể thực hiện mục đích tiếp thu tri thức từ một nền văn minhlớn nước láng giềng. Bên cạnh việc tiếp nhận những tri thức đó, người Việt Nam còn sửdụng chính những con chữ Hán để ghi chép lại các kinh nghiệm trong tập quán lao động,sinh hoạt được hình thành từ xa xưa. Và như vậy, những nhân sĩ người Việt Nam saugiai đoạn tiếp thu chữ Hán một cách thụ động từ phương Bắc đã biết sử dụng một cáchtốt nhất hệ thống văn tự này vào mục đích riêng có lợi cho mình. Cứ như vậy, chữ Hánvô tình trở thành một người bạn đồng hành với đời sống lao động, sinh hoạt văn hoá củangười dân nước Việt Nam. Giai đoạn về sau, chữ Hán không chỉ có vai trò trong nhữngvăn bản chính thức, trong những ghi chép thư tịch mà hệ thống văn tự này đã trở nêngần gũi với đời sống các cư dân hơn, khi nó được dùng để ghi gia phả dòng họ haynhững sự kiện của một khu vực nhỏ. Cùng với đó, còn có những tập tục sinh hoạtthường ngày rất đặc trưng của người Việt cũng đều được ghi lại bằng những văn bảnchữ Hán. Tới khi giành được độc lập, đời sống văn hoá của cư dân Việt Nam đã trải quamột quá trình hình thành lâu dài dưới những ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa. Nhưngvới ý thức sáng tạo người Việt đã tạo thành một hệ thống âm Hán - Việt hoàn chỉnh. Vídụ như con chữ Hán được phát âm là tian, nghĩa Việt là trời, và âm Hán - Việt là thiên.Còn với chữ Hán tượng hình đọc là jia, nghĩa tiếng Việt Nam là nhà, còn âm Hán - Việtđọc làgia. Tương tự thế, chữ Hán đọc là shan, nghĩa tiếng Việt Nam là núi, còn âm Hán- Việt đọc là sơn. Sự khác biệt một cách ...