Danh mục tài liệu

Các cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 699.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiêu chuẩn để phân chia từ loại trong tiếng Hàn chủ yếu căn cứ vào 3 yếu tố: ý nghĩa khái quát, chức năng ngữ pháp và hình thái.Theo tiêu chuẩn này tiếng Hàn gồm có 9 từ loại. Bài viết sẽ trình bày những cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các cách biến đổi từ loại trong tiếng Hàn Quốc HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 CÁC CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC SVTH: Lê Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Thùy Linh GVHD: Lê Thu Trang I. Giới thiệu sơ lược về từ loại trong tiếng Hàn Quốc. Tiêu chuẩn để phân chia từ loại trong tiếng Hàn chủ yếu căn cứ vào 3 yếu tố: ý nghĩa khái quát, chức năng ngữ pháp và hình thái.Theo tiêu chuẩn này tiếng Hàn gồm có 9 từ loại: Danh từ, đại từ, số từ, động từ, tính từ, định từ, trạng từ, cảm thán từ và tiểu từ. 1) Danh từ: danh từ tiếng Hàn là từ loại về mặt ý nghĩa; biểu thị tên gọi cho các sự vật hiện tượng; về mặt chức năng chủ yếu có chức năng ngữ pháp làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu.Danh từ tiếng Hàn được phân thành danh từ chung va danh từ riêng. 2) Đại từ: đại từ là những từ dùng để thay thế, chỉ định danh từ trong những ngữ cảnh nhất định.Trong tiếng Hàn, đại từ có thể chia ra làm đại từ nhân xưng và đại từ chỉ định. 3) Số từ: số từ tiếng Hàn được chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự. 4) Động từ: động từ trong tiếng Hàn nếu theo tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát thì được chia thành: động từ hành động, động từ chỉ quá trình, động từ chỉ quan hệ, động từ biểu hiện tâm lý, động từ chỉ sự khuyết thiếu.Còn nếu theo tiêu chuẩn chức năng ngữ pháp thi được chia thành động từ nội động và động từ ngoại động, căn cứ theo hành động và đối tượng thực hiện hành động thì chia thành động từ chủ động và động từ bị động. 5) Tính từ: tính từ trong tiếng Hàn có thể phân chia thành: tính từ biểu thị ý nghĩa cảm giác, tính từ biểu thị sự so sánh, tính từ biểu thị sự tồn tại, tính từ biểu thị sự đánh giá đối tượng, tính từ biểu thị trạng thái tâm lý, tính từ chỉ định. 6) Trạng từ(phó từ): trạng từ có thể được phân thành: trạng từ bổ nghĩa cho thành phần câu và trạng từ bổ nghĩa cho câu. 7) Định từ: định từ thì có: định từ chỉ tính chất trạng thái, định từ chỉ số lượng, định từ chỉ định. 8) Từ cảm thán (thán từ): là những từ biểu thị cảm xúc hay lời đáp của người nói.Từ cảm thán có thể chia thành: từ cảm thán biểu thị tình cảm của người nói, từ cảm thán biểu thị ý chí của người nói. 9) Tiểu từ: tiểu từ trong tiếng Hàn là những từ ngữ pháp, có tính hạn chế, phụ thuộc, trong câu chúng kết hợp với những từ có tính độc lập và biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ đó.Tiểu từ trong tiếng Hàn được chia thành 2 loại: tiểu từ chỉ cách và tiểu từ đặc biệt. 205 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 II. Một số cách biến đổi từ loại 1. Danh từ hóa 1) 동사+기 ● Cấu tạo: có chức năng gắn vào sau động từ, tính từ để tạo thành danh từ hoặc mệnh đề danh từ. Không được dùng vĩ tố chỉ thì trước ‘-기’. Tuy nhiên khi là vĩ tố do ‘-기’ kết hợp tạo thành (기 때문에, 기로서니) thì được dùng vĩ tố chỉ thì. ● Cách biến đổi: động từ, tính từ bỏ 다 rồi thêm 기 ● Ý nghĩa: ‘-기’ chủ yếu có nghĩa ‘과정성’ (có tính chất quá trình) hoặc ‘미완결성’ (có tính chất chưa kết thúc). a) Kết hợp với động từ, tính từ để tạo thành danh từ cố định. 말하기, 듣기, 달리기, 뛰기, 보기… Ví dụ: 듣기가 말하기보다 어렵습니다. Môn nghe khó hơn môn nói. 김 선수는 초등학교 때도 달리기 선수였습니다. Vận động viên Kim hồi tiểu học cũng là vận động viên chạy. 이 문제를 이해할 수 있도록 보기를 주세요. Hãy lấy ví dụ để có thể hiểu vấn đề này. b) Trường hợp danh từ hóa câu văn Kết hợp với các trợ từ ‘이/가, 은/는, 을/를, 에, 로, 기’ làm chủ ngữ, tân ngữ, phó từ trong câu, ngoài ra nhiều yếu tố ngữ pháp khác được gắn vào sau ‘-기’ tạo thành những cấu trúc như ‘-기 위해서, 기 마련이다’ Ví dụ: 나는 너를 만나기 위해서 여기까지 왔다. Tôi đã đến tận đây để gặp bạn đấy. 열심히 공부해서 장학금을 받기가 쉽습니다. Vì học hành chăm chỉ nên việc nhận học bổng là rất dễ dàng. 평일에 공부만 하니까 주말에 놀이하기가 너무 필요합니다. Vì ngày thường chỉ có học nên đi chơi vào cuối tuần là rất cần thiết. c) Trường hợp 기 đóng vai trò của vĩ tố kết thúc câu. 206 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Bởi vì 기 diễn tả quá trình của hành động và có nghĩa có tính chất động nên được dùng sau thân động từ và được đặt ở cuối câu đóng vai trò vĩ tố kết thúc câu. Được dùng trong tục ngữ, biểu ngữ công cộng hoặc khi ký thuật lại sự kiện thông thường. Ví dụ: 누위서 떡 먹기. (Nằm ăn bánh Ttok) 지각하지 않기 (không đi trễ) 2) 동사+(으)ㅁ ● Cấu tạo: Là vĩ tố chuyển thành dạng danh từ gắn vào sau động từ, tính từ, động từ 이다 để làm cho chúng trở thành dạng danh từ. ● Cách biến đổi: động từ không có 받침 thì bỏ 다 và dùng ㅁ, động từ có 받침 thì bỏ 다 và dùng 음. ● Ý nghĩa: chủ yếu dùng nhiều trong câu văn thuộc thể văn viết. a) Kết hợp với thân động từ ...