Danh mục tài liệu

Các nhà quản trị trong thời kì khủng hoảng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.53 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

McKinsey Quarterly tiến hành cuộc điều tra này từ tháng 7 - 2009 và đã nhận được phản hồi của 1.653 nhà quản trị trên khắp thế giới. Trong đó, 47% là lãnh đạo cao nhất của các công ty, tổ chức, 33% là các nhà quản trị cấp cao và 18% là các quản trị viên trung gian. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các nhà quản trị đang đáp ứng tốt những đòi hỏi của nền kính tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Song, lờ mờ phía chân trời đang có những bóng đen...Trong cuộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhà quản trị trong thời kì khủng hoảng Các nhà quản trị trong thời kì khủng hoảngMcKinsey Quarterly tiến hành cuộc điều tra này từ tháng 7 - 2009 và đã nhậnđược phản hồi của 1.653 nhà quản trị trên khắp thế giới. Trong đó, 47% là lãnhđạo cao nhất của các công ty, tổ chức, 33% là các nhà quản trị cấp cao và 18% làcác quản trị viên trung gian. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các nhà quản trịđang đáp ứng tốt những đòi hỏi của nền kính tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay.Song, lờ mờ phía chân trời đang có những bóng đen...Trong cuộc điều tra này, các nhà quản trị - từ giám đốc và các CEO tới các quảntrị viên trung gian - được hỏi liệu cuộc khủng hoảng có đem tới sự thay đổi nàotrong vai trò nghề nghiệp của họ và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào, cũng nhưcách họ sử dụng thời gian của mình cho công việc. Họ cũng được hỏi về mức độáp lực, cả tâm lý và thể chất mà họ phải gánh chịu và nguyên nhân của nó; yêu cầuđánh giá hiệu quả công việc của mình cũng như thượng cấp và chỉ ra những nănglực có thể giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong điều kiện mới của nền kinhtế.Trong số đó, gần 40% chịu nhiều trách nhiệm hơn mà không có thêm khoản phúclợi nào. Nhưng dù áp lực gia tăng, hầu hết đều nói họ vẫn có thể đảm nhiệm được,đồng thời cho rằng công việc của họ thú vị, có ý nghĩa hơn thời điểm trước khủnghoảng và tỏ ra hài lòng với thành quả của mình ít nhất là ở một mức độ nào đó.Tuy vậy, khá ít người có ấn tượng tốt với công việc của cấp trên trực tiếp. Cácquản trị viên trung gian lại tỏ ra ít mong muốn ở lại với công ty hiện tại, ít nhiệttình với công việc, ít hài lòng với thành quả công việc của mình và càng ít hài lòngvới những gì cấp trên làm.Khối lượng và chất lượng công việcHơn 80% trong số họ nói rằng tình hình tài chính của công ty mình trở nên tồi tệhơn là kết quả tất yếu của cuộc khủng hoảng. Cũng không có gì ngạc nhiên khi rấtnhiều người cho biết công ty mình đang giảm chi phí hoạt động, hoặc lên kế hoạchlàm rất nhiều việc trong năm 2009 và một nửa số đó là những nỗ lực để giảm vốnđầu tư và tăng hiệu suất công việc.Các nhà quản trị đang làm việc vất vả hơn - 55 giờ/tuần so với mức 45 giờ trướckhủng hoảng. Hai phần ba dành nhiều thời gian hơn để giám sát và chỉ đạo trựctiếp. Hơn một nửa số nhà quản trị cảm thấy hài lòng với công việc của mình nói,họ dành thời gian làm thêm của mình để động viên nhân viên - so với 30% của sốnhà quản trị không hài lòng với công việc của mình. Bốn phần mười dành thêmthời gian để ứng phó với các vấn để nảy sinh bất ngờ và tiếp cận khách hàng, nhàcung cấp hay các cổ đông.Ngay cả những nhà quản trị dành thêm thời gian để động viên nhân viên cũngkhông luôn làm theo đúng cách hiệu quả nhất. Họ thường chỉ nói về những giá trịvà phương hướng phát triển của công ty về tình hình tài chính, một số ít nhắc tớiquyền lợi của nhân viên hoặc cố gắng thiết lập những mối quan hệ cá nhân vớithuộc cấp. Có thể thấy như thế là không đủ để động viên các quản trị viên trunggian khi họ phải đối mặt với những trách nhiệm mới, các chương trình giảm biênchế... trong một môi trường không có gì là chắc chắn.Cần trang bị kỹ năng sốngChỉ số ít (44% nhà lãnh đạo, 39% nhà quản trị cấp cao và 30% nhà quản trị cấptrung) cho rằng họ được chuẩn bị tốt để đối phó với khủng hoảng. Đặc biệt, khánhiều người nghĩ họ không hề được chuẩn bị để đối đầu với tình hình này.Vậy liệu có mối liên hệ nào giữa mức độ hài lòng và các năng lực mà các nhàquản trị cho là cần thiết? Khả năng đối phó với những bất trắc, cái nhìn thực tế vàkhả năng ra những quyết định quyết đoán được lựa chọn bởi đa phần quản trị viênkhông hài lòng với công việc của mình hay thậm chí là không quan tâm tới vấn đề.Bên cạnh đó, những người được chuẩn bị tốt lại cho rằng mối quan hệ tốt vớithuộc cấp, đồng sự, khách hàng cũng như khả năng truyền cảm hứng và làm việcnhóm mới là chìa khóa giải quyết vấn đề.Làm tốt hơn thượng cấp?Hầu như tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao đều hài lòng với công việc của mình trongviệc đề ra chiến lược. Tuy vậy, khá ít người hài lòng với kết quả đạt được trongviệc phát triển, duy trì và thu hút tài năng hay phát triển lớp lãnh đạo kế cận - yếutố quan trọng giúp các công ty phát triển sau cuộc khủng hoảng.Mức độ hài lòng thấp rõ rệt khi các nhà quản trị tự đánh giá toàn diện công việccủa mình. Chỉ 26% các nhà quản trị cấp cao và l7% quản trị viên trung gian hoàntoàn hài lòng về những gì đã làm. Nhìn chung, đa số chỉ hài lòng đôi chút với côngviệc. Hơn nữa mức hài lòng với công việc của thượng cấp lại giảm một cách độtngột. 20% các nhà quản trị cấp cao và 30% quản trị viên trung gian không vừa ývới công việc của cấp trên - điều này chỉ ra sự thiếu liên kết giữa họ với công ty.Middle managers get hitNỗ lực giảm chi phí bao gồm cả việc cắt giảm nhân sự đã tăng gánh nặng tráchnhiệm lên đội ngũ quản trị viên, nhưng lại không tỉ lệ thuận với cơ hội thăng tiến.Thay đổi này cộng với mức quan tâm ít ỏi mà hầu hết các công ty dành cho việcđộng viên cá nhân và một vài khác biệt khác nữa giữa quản trị viên trung gian vớicác cấp lãnh đạo cao hơn có thể lý giải tại sao lại có sự chia cách lớn đến vậytrong các tổ chức.Thật vậy, 27% quản trị viên trung gian (so với 18% của tổng thể) nói họ thấy vị tríhiện tại của mình kém thú vị và ý nghĩa hơn thời điểm trước khủng hoảng. Vàcũng chỉ 36% quản trị viên trung gian (so với 52% tổng thể) cho biết họ muốn ởlại nhiệm sở hiện nay thêm 2 năm nữa. Điều này hoàn toàn phù hợp với mức độnhiệt tình của họ với vị trí và vai trò hiện tại cũng như những áp lực họ phải gánhchịu. Dù vậy đáng chú ý là gần 80% các nhà quản trị cảm thấy vai trò của mình làhợp lý hay có ý nghĩa hơn trước khủng hoảng và ít nhất có một chút thiện cảm vớicác ông chủ công ty.Căng thẳng – Áp lực đến từ đâu?Hầu hết đều đối phó khá tốt với khả năng gây ra căng thẳng của cuộc khủnghoảng. Gần 20% nói hầu như chẳng có thay đổi gì trong áp lực công việc của họ. ...