Danh mục

Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên)

Số trang: 144      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 205      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Quản trị học" được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, nền tảng về quản trị học cho ngành quản trị kinh doanh và các ngành liên quan ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cũng như các nhà nghiên cứu, thực hành quản trị ở các tổ chức, doanh nghiệp. Giáo trình được kết cấu thành 7 chương và chia làm 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: khái luận quản trị; nhà quản trị; thông tin và ra quyết định quản trị;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan, PGS.TS. Phạm Công Đoàn (Đồng chủ biên) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Đồng Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan PGS.TS. Phạm Công Đoàn GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ HỌC NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2021 LỜI GIỚI THIỆU Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Peter Drucker cho rằng: “Chưa từng có một ngành nào phát triển mau lẹ và có ảnh hưởng to lớn như quản trị. Từ khi khoa học quản trị ra đời đến nay, chỉ với hơn trăm năm, quản trị đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước phát triển trên thế giới”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học quản trị tự nó đã nói lên ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp bách, sự hấp dẫn của khoa học này. Điều đó được thể hiện ở cả góc độ nghiên cứu lý luận của một khoa học còn non trẻ, mới mẻ, còn rất nhiều “khoảng trống” cho nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện nó đến góc độ thực tiễn thực hành quản trị, Harold Koontz, Cyril O’Donnell đã chỉ ra rằng hơn 90% thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý, điều hành. Các nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy việc tăng cường các nguồn tài chính và công nghệ kỹ thuật cũng chưa thể đảm bảo phát triển tổ chức nếu năng lực quản trị yếu kém. Sau nữa, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh và quản trị luôn biến đổi, phức tạp, đầy bất trắc, khó lường đã đặt ra cả những cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro, thách thức với các nhà quản trị tổ chức. Trong bối cảnh đó, nhà quản trị đòi hỏi vừa phải cập nhật những kiến thức mới của khoa học quản trị vừa phải có tư duy đúng đắn, có cái nhìn thực tế, phải có nghệ thuật vận dụng những tinh túy trong khoa học quản trị vào điều kiện cụ thể của quốc gia, của tổ chức nơi mình làm việc. Từ những nhận thức đó, các tác giả cuốn sách trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống các chương trình đào 3 tạo của các chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh và các ngành, chuyên ngành có liên quan khác mong muốn cung cấp các kiến thức nền tảng, cốt lõi của khoa học quản trị; cố gắng cập nhật kiến thức mới, có hệ thống, đảm bảo tính khoa học, hiện đại, tính đến bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnh tranh và thực tiễn Việt Nam đến người học. Nội dung giáo trình được viết theo tiếp cận quá trình của quản trị (theo đó, quản trị là quá trình thực hiện 4 chức năng: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm soát) đồng thời với tiếp cận thông tin và ra quyết định (nếu tước bỏ tên gọi của các chức năng/công việc quản trị cụ thể thì công việc của nhà quản trị là thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định để thực hiện mục tiêu...). Từ tiếp cận trên, giáo trình được cấu trúc thành 7 chương, trong đó 3 chương đầu khái quát về khoa học quản trị, lịch sử phát triển và các cách tiếp cận, thông tin và quyết định quản trị; các chương sau đi sâu vào 4 chức năng của quản trị. Toàn bộ cuốn sách thể hiện các tiếp cận chủ yếu, phổ biến đó là tiếp cận quá trình và ra quyết định được xuyên suốt trong các chương, mục. Bảy chương của giáo trình cụ thể là: Chương 1: Khái luận về quản trị Chương 2: Nhà quản trị Chương 3: Thông tin và ra quyết định quản trị Chương 4: Chức năng hoạch định Chương 5: Chức năng tổ chức Chương 6: Chức năng lãnh đạo Chương 7: Chức năng kiểm soát Chương 1, 4, 6 do PGS.TS. Phạm Công Đoàn biên soạn; Chương 2, 3, 5, 7 do PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan biên soạn. Cuốn sách được biên soạn với ý tưởng cung cấp các kiến thức cơ bản, nền tảng về quản trị học cho ngành quản trị kinh 4 doanh và các ngành liên quan ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh cũng như các nhà nghiên cứu, thực hành quản trị ở các tổ chức, doanh nghiệp. Nội dung cuốn sách là sự chắt lọc, kế thừa các công trình nghiên cứu đã có và cũng thể hiện những quan điểm, nhận định của cá nhân các tác giả. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng quản trị học là lĩnh vực rộng, phát triển nhanh, nhiều góc độ tiếp cận nên chắc chắn cuốn sách vẫn còn những hạn chế. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản trị để cuốn sách được hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt cho đào tạo và nghiên cứu. Các tác giả biểu thị sự biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên và Hội đồng Khoa Quản trị kinh doanh, Bộ môn Quản trị học, cá nhân các nhà khoa học, đồng nghiệp trong và ngoài trường, đặc biệt là Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Thương mại đã giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này. CÁC TÁC GIẢ 5 6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC 1. Đối tượng nghiên cứu Thực tiễn hoạt động quản trị ra đời từ rất lâu khi có đòi hỏi phải phối hợp và kết hợp hoạt động của những con người trong một tổ chức. Tổ chức bao gồm những con người liên kết với nhau để hành động nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức và qua đó đạt được mục tiêu riêng của mỗi người. Để thực hiện được mục tiêu này, trong tổ chức đòi hỏi phải có người “nhạc trưởng” (chủ thể quản trị) chỉ huy, định hướng, phối hợp con người và các hoạt động của tổ chức (khách thể quản trị) dựa trên một nỗ lực chung. Như vậy, đối tượng quản trị là tổ chức và con người trong tổ chức. Tác động của chủ thể quản trị (nhà quản trị) lên đối tượng quản trị (con người, tổ chức) là các hoạt động quản trị và qua đó hình thành nên các mối quan hệ quản trị. Hoạt động quản trị bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, xã hội và tâm lý... khách quan, vì vậy, khi thực hành quản trị một tổ chức, nhà quản trị cần phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật này mới đảm bảo sự thành công và hiệu quả của các hoạt động quản trị. Sự phối hợp hoạt động của những con người trong tổ chức được thực hiện thông qua quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: