Danh mục tài liệu

Các quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng Trọng tài tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 96      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề hòa giải trong tố tụng trọng tài, bao gồm đánh giá các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải trong tố tụng trọng tài; so sánh những điểm khác biệt cơ bản giữa hòa giải trong tố tụng trọng tài với hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng Tòa án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng Trọng tài tại Việt Nam hiện nay CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Kiều Anh Vũ* TÓM TẮT: Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án ngày càng được lựa chọn phổ biến. Trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp vẫn được quyền yêu cầu hòa giải để giải quyết vụ tranh chấp trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài. Bài viết này nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề hòa giải trong tố tụng trọng tài, bao gồm đánh giá các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải trong tố tụng trọng tài; so sánh những điểm khác biệt cơ bản giữa hòa giải trong tố tụng trọng tài với hòa giải thương mại và hòa giải trong tố tụng Tòa án. Trên cơ sở chỉ ra một số bất cập của các quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng trọng tài. Từ khóa: hòa giải, tố tụng trọng tài, trọng tài thương mại. 1. Đặt vấn đề Hòa giải (conciliation) là “hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ”1. “Hòa giải với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng phần lớn được thực hiện bởi sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Hòa giải được khuyến khích được sử dụng bởi pháp luật với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp nhằm giảm bớt áp lực xét xử cho tòa án được quy định bởi pháp luật của nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam”2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong việc giải quyết tranh chấp trên * ThS., Luật sư tại Công ty Luật KAV Lawyers; Trọng tài viên, Hòa giải viên, Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC); Đại diện ICC YAF, MCIArb. Email: vu@kavlawyers.com 1 http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207706#, truy cập ngày 02-11-2021. 2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình về Cạnh tranh và Giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 327. 169 nhiều lĩnh vực với các hình thức hòa giải khác nhau như: hòa giải ở cơ sở, hòa giải lao động, hòa giải thương mại, hòa giải tại Tòa án và hòa giải trong tố tụng trọng tài. Nói một cách khái quát, hòa giải bao gồm hòa giải trong tố tụng (Tòa án, Trọng tài) và hòa giải ngoài tố tụng. Trong đó, hòa giải trong tố tụng trọng tài là hình thức hòa giải có những đặc trưng riêng biệt so với các hình thức hòa giải khác ở các khía cạnh như điều kiện hòa giải, chủ thể tiến hành hòa giải, trình tự, thủ tục hòa giải. “Quy định về hòa giải giữa các bên trong trọng tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn bởi nếu hòa giải thành, sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí theo đuổi vụ kiện”3. “Việc khuyến khích các bên hòa giải thành trong quá trính trọng tài là điều mà các hội đồng trọng tài thường xuyên thực hiện bởi điều đó giúp mau chóng kết thúc tố tụng trọng tài, có lợi cho các bên tranh chấp”4. Mặc dù vậy, quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) còn khá ít ỏi và còn nhiều bất cập; các nghiên cứu về hòa giải trong tố tụng trọng tài chưa thật sự đa dạng, sâu rộng. Do vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, bình luận về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành mà chủ yếu là quy định của Luật TTTM về hòa giải trong tố tụng trọng tài cũng như chỉ ra một số bất cập trong việc hòa giải trong tố tụng trọng tài; từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng trọng tài. 2. Đánh giá các quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng trọng tài Các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động hòa giải trong tố tụng trọng tài tại Việt Nam hiện nay được quy định chủ yếu trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM). Tuy vậy, các quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài theo quy định của Luật này chiếm vị trí khá khiêm tốn. Chỉ có 02 điều luật trong tổng số 82 điều luật của Luật TTTM quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài (Điều 9 và Điều 58). Mặc dù vậy, hai điều luật này cũng cho thấy một số đặc trưng cơ bản của hoạt động hòa giải trong tố tụng trọng tài. 2.1. Điều kiện tiến hành hòa giải trong tố tụng trọng tài Theo quy định tại Điều 9 Luật TTTM, trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết 3 Trần Minh Ngọc (2019), Pháp luật về Trọng tài thương mại, Nxb Lao động, tr. 152. 4 Trần Minh Ngọc (2019), Pháp luật về Trọng tài thương mại, Nxb Lao động, tr. 153. 170 tranh chấp. Điều 58 Luật TTTM cũng quy định theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Như vậy, điều kiện để tiến hành hòa giải trong tố tụng trọng tài là “theo yêu cầu của các bên”. “Các bên” ở đây được hiểu là các bên tranh chấp, là là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn. Do hòa giải trong tố tụng trọng tài được tiến hành theo “yêu cầu của các bên” nên thủ tục hòa giải này là không bắt buộc. Tính không bắt buộc của thủ tục hòa giải trong tố tụng trọng tài được hiểu là Hội đồng trọng tài không bắt buộc tiến hành hòa giải với mọi vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài không bắt buộc tự mình tiến hành hòa giải nếu không có yêu cầu của các bên. “Hòa giải trong t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: